Anh trai Võ Tòng tự tìm đến cái chết vì dại dột "mượn oai hùm"?

27/09/2015 15:17:37

Xung quanh cái chết của nhân vật Võ Đại Lang, nhiều độc giả đặt ra câu hỏi: Liệu anh trai Võ Tòng có phải do Phan Kim Liên, Tây Môn Khánh và bà Vương liên thủ hại chết hay không?

Xung quanh cái chết của nhân vật Võ Đại Lang, nhiều độc giả đặt ra câu hỏi: Liệu anh trai Võ Tòng có phải do Phan Kim Liên, Tây Môn Khánh và bà Vương liên thủ hại chết hay không?

Về cái chết của Võ Đại Lang,  “Thủy hử truyện” có viết: Võ Tòng bắt tận tay nhân chứng vật chứng, khẳng định anh trai bị bà Vương, Phan Kim Liên thông đồng với Tây Môn Khánh hạ độc hại chết.
 

Tuy nhiên nhiều bằng chứng lại khẳng đinh, nguyên nhân sâu xa về cái chết của Võ Đại Lang lại không phải bắt nguồn từ ba người này.

Trước khi qua đời, Đại Lang lâm bệnh nặng nhiều ngày, Phan thị không những không chăm sóc, mà “chỉ trông ngóng Võ Đại tự chết”. Chi tiết này chứng minh, mặc dù ngoảnh mặt làm ngơ, nhưng Phan Kim Liên vẫn chưa đến mức muốn bày mưu giết chồng.

Khi bị Võ Đại Lang bắt quả tang tại trận, Tây Môn Khánh thẹn quá hóa giận, đã đá họ Võ một cái, nhưng vì “Võ Đại thấp lùn” nên “đá trúng vào tim, bổ nhào về phía sau mà ngã”, “miệng hộc ra máu, da vàng như sáp, tựa hồ đã chết”.

Tây Môn Khánh cũng vì thế mà hoảng loạn, nhanh chóng bỏ chạy. Điều này khẳng định Tây Môn Khánh lúc này chưa hình thành động cơ giết Võ Đại Lang.

“Thủy hử” còn miêu tả: bà Vương ở đó cũng hoảng loạn, gọi người “cho Võ Đại uống nước, cố cứu cho tỉnh lại.”

Từ đó có thể kết luận, ngay cả khi bị bắt gian, cả ba kẻ bị coi là “tội phạm giết người” trên vẫn chưa muốn trừ khử Võ Đại Lang.

Bị hại chết vì “ỷ thế” em trai

Võ Đại Lang gốc ở huyện Thanh Hà, vì sinh ra thấp lùn, lại xấu xí, nên dân làng thường gọi là “Tam thốn đinh xác thụ bì”.

Sau này, ông có thêm một người em gái “từ trên trời rơi xuống”, còn vô duyên vô cớ cưới được một cô vợ xinh đẹp là Phan Kim Liên.
 

Vì tư tưởng dựa dẫm, ỷ thế em trai nên Võ Đại Lang đã rước họa vào than.

Đại Lang cưới vợ trong lúc Võ Tòng đi lánh nạn. Cuộc sống của ông vốn đã khốn khổ, lại không có ngày nào bình yên vì bị người làng sinh sự gây khó dễ.

Đó là chưa kể Phan Kim Liên tuy xinh đẹp nhưng lại là một người phụ nữ lẳng lơ.

Khi còn ở huyện Thanh Hà, Phan Kim Liên có đi làm hầu gái cho một nhà giàu. Bị ông chủ dụ dỗ, Phan thị không những không đồng ý, mà còn đi mách với phu nhân trong nhà.

Lão phú hộ cũng vì thế mà ghi hận, không những đuổi việc mà còn quỵt lương của nàng. Từ đó có thể thấy, Phan Kim Liên không phải là một người ham vinh hoa phú quý.

Vậy, thứ cô ta thích là gì?

Trong “Thủy hử” có viết rằng, Kim Liên “gặp trai trẻ phong lưu, thường lén lút tư thông”. Như vậy thứ Phan thị yêu thích chính là “trai trẻ phong lưu” như thanh niên lực lưỡng kiểu Võ Tòng, hoặc thư sinh như Tây Môn Khánh.

Đáng tiếc Võ Đại Lang “dáng người thấp bé, lại phàm phu tục tử, vốn dĩ chẳng phải là kẻ phong lưu”.

Về việc vợ ngoại tình, Võ Đại Lang từ lâu nhìn đã quen mắt, cũng chỉ dám cho qua, không những không dám tìm gian phu, lại càng không dám nửa lời oán hận “dâm phụ” nhà mình.

Vậy thì tại sao, nhân vật này lại có cái dũng khí xông thẳng vào quán bắt gian tại trận, còn “thượng cẳng tay hạ cẳng chân” với Tây Môn Khánh?

Trước kia, Đại Lang từng không phải là một người cam chịu, chỉ muốn an phận thủ thường. Khi còn ở huyện Thanh Hà, dù thân hình xấu xí, Võ Đại Lang cũng không bị hiếp đáp nhờ có Võ Tòng bên cạnh.

Sau khi Võ Tòng vì đánh người mà phải chạy trốn, Đại Lang cũng vì muốn tránh tiếng điều mà tới huyện Dương Cốc mưu sinh.

Sau này Võ Tòng trở về, không những thành anh hùng đả hổ, còn làm tới Đô

đầu, là tâm phúc của Tri huyện. Đại Lang cũng vì thế mà nở mày nở mặt, đối xử với mọi người cũng khác.

Trong những ngày Võ Đại ốm liệt giường, Phan Kim Liên không những không quan tâm chăm sóc, mà ngày ngày chỉ lo trang điểm, quần là áo lượt để hẹn hò cùng Tây Môn Khánh.

Đại Lang liền đem danh nghĩa của em trai là Võ Tòng ra để răn đe vợ:

“Ta có chết cũng chẳng sao, chỉ e rằng các ngươi chẳng yên ổn được. Võ Tòng là em trai ta, nàng cũng thừa biết tính hắn. Sớm muộn gì hắn cũng trở về, lẽ nào chịu để yên?”

Ý của Võ Đại Lang chính là muốn Kim Liên “tận tình chăm sóc” mình, thì khi “Võ Tòng trở về, ta sẽ không nói”.

Phan Kim Liên vốn đã muốn nhìn chồng từ từ mà chết, nay lại càng không có chuyện “tận tình chăm sóc”. Hơn nữa, không có gì đảm bảo Võ Đại Lang chắc chắn sẽ không nói chuyện này với Võ Tòng.

Vậy nên lời nói này không những không đổi được sự “tận tình”, mà ngược lại còn biến Đại Lang trở thành cái gai trong mắt Phan thị cùng Tây Môn Khánh.

Từ ngày Võ Tòng được làm quan, Võ Đại Lang càng coi trọng thể diện hơn bao giờ hết. Cũng từ đó, Đại Lang mới cho rằng bản thân không thể chấp nhận việc bị cắm sừng thêm một lần nên khi khỏe lại đã quyết bắt tận tay đôi gian phu dâm phụ kia.

Vậy nên họ Võ này mới có gan đi bắt quả tang, có gan chửi bới, làm loạn, đánh tình địch.

Tuy nhiên Đại Lang vì nóng giận mà lại quên đi lời Võ Tòng dặn: “Nếu có kẻ bắt nạt huynh, huynh không nên cùng hắn tranh chấp, đợi đệ về sẽ đòi lại công bằng cho huynh.”

Chính vì ỷ thế vào Võ Tòng, mà Võ Đại Lang từ một kẻ bù nhìn đã trở nên nóng nảy, trở thành mối đe dọa trong mắt Phan Kim Liên cùng Tây Môn Khánh.

Nếu như không có một em trai danh tiếng lẫy lừng như Võ Tòng, Võ Đại Lang chắc chắn sẽ cả đời “an phận thủ thường”, cam chịu kiếp “thấp cổ bé họng”, không đi bắt gian phu dâm phụ rồi bị vợ cùng người tình tính kế hại chết.
 
Theo Trần Quỳnh (Soha.vn/Trí thức trẻ)