Nhóm 41 công nhân bị mắc kẹt trong đường hầm dài khoảng 4,5km ở bang Uttarakhand, sau khi đường hầm bị sập sáng sớm 12/11. Giới chức cho biết các nạn nhân đều an toàn, có thể tiếp cận ánh sáng, oxy, thực phẩm, nước và thuốc men.
Nhà chức trách chưa công bố nguyên nhân hầm bị sập, tuy vậy khu vực này thường xảy ra sạt lở, động đất và lũ quét. Nỗ lực giải cứu nhóm công nhân bị chậm lại đáng kể do quá trình khoan đất đá gặp khó khăn tại khu vực vùng núi này.
Video khoảng 30 giây do nhà chức trách công bố cho thấy hơn 10 người bị mắc kẹt đứng trước camera. Họ đội mũ bảo hiểm, mặc áo bảo hộ lao động và tỏ ra tỉnh táo.
Lực lượng cứu hộ bên ngoài hướng dẫn nhóm người lần lượt đứng trước camera để xác minh danh tính.
Video được quay hôm 20/11 bằng camera nội soi dùng trong y tế, được đưa vào từ một đường ống có đường kính 15cm, giới chức cho biết.
Khi được hỏi về tình hình sức khỏe, nhóm công nhân bị mắc kẹt cho biết họ vẫn ổn, một quan chức giấu tên tham gia quá trình giải cứu cho biết.
Lực lượng cứu hộ hôm 21/11 sẽ tiếp tục khoan xuống đất đá ở độ sâu khoảng 60 mét để đưa đường ống đủ lớn cho nhóm người bị mắc kẹt thoát ra ngoài. Trước đó, quá trình khoan phải tạm dừng do sự cố máy móc và lo ngại đường hầm sập thêm.
Giới chức cho biết họ cũng đã chuẩn bị năm phương án khác để giải cứu nhóm công nhân.
Abhishek Sharma, một bác sĩ tâm lý được chính quyền bang Uttarakhand cử tới hỗ trợ nỗ lực giải cứu cho biết ông đề nghị 41 người đi lại trong khu vực họ bị mắc kẹt, tập yoga nhẹ và nói chuyện để
"Giấc ngủ rất quan trọng với họ... thời điểm này, họ ngủ được và chưa báo cáo khó ngủ," Sharma nói thêm, bổ sung rằng nhóm công nhân bị mắc kẹt có tinh thần tốt.
Prem Pokhriyal, một bác sĩ khác tại hiện trường, cho biết nhóm người được đề nghị tránh vận động nặng nhọc có thể khiến họ thảm thêm khí CO2.
Nhóm 41 người mắc kẹt là công nhân thu nhập thấp, hầu hết quê quán tại các bang miền Bắc và Đông Ấn Độ.
Linh Giang (SHTT)