Người đàn ông 45 tuổi nhập viện vì suy thận nặng, axit uric cao 860mmol/L
Anh Lưu (45 tuổi, Trung Quốc) mắc bệnh gút đã vài năm nay. Anh thường uống thuốc ngắt quãng nhưng cảm thấy vậy là đủ vì bệnh được kiểm soát tốt.
"Lúc đầu, tôi làm theo lời khuyên của bác sĩ về việc kiểm soát chế độ ăn uống. Sau đó, tôi bắt đầu ăn hải sản, nội tạng động vật và uống rượu khi cảm thấy ổn", anh Lưu kể.
Một đêm nọ, anh Lưu và bạn bè cùng nhau đi uống rượu. Sau khi về nhà vào đêm khuya, thắt lưng anh bắt đầu đau dữ dội, người vợ đang ngủ bị đánh thức. Vợ anh vội vàng đưa chồng đến bệnh viện. Sau khi kiểm tra, thăm khám, các bác sĩ phát hiện nồng độ axit uric rất cao. Anh được chẩn đoán bị suy thận nặng, nguy cơ mất thận cao.
Đây là điều anh Lưu chưa bao giờ nghĩ tới. Anh vô cùng hối hận vì tưởng sức khỏe đã ổn, có thể ăn hải sản, uống rượu... bình thường. Ai cũng biết axit uric cao có thể gây ra bệnh gút. Nhưng nhiều người không hiểu rằng axit uric cao về lâu dài có thể gây tổn thương thận, thậm chí dẫn đến chứng tăng ure huyết.
BS Zhong Xiaojing (chuyên khoa Thận, Bệnh viện Hoa Đông, trực thuộc Đại học Phục Đán, Trung Quốc) cho biết: "Axit uric tăng cao về lâu dài có thể dẫn đến biến dạng khớp, gây đột quỵ, tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch vành, suy thận cùng nhiều bệnh khác".
Dấu hiệu trước khi ngủ cảnh báo axit uric tăng nhanh
Axit uric cao là yếu tố nguy cơ cao gây bệnh gút. Khi nồng độ axit uric trong máu đạt đến một nồng độ nhất định, tinh thể urat sẽ lắng đọng ở các khớp, có thể gây viêm và dẫn đến bệnh gút.
BS Su Wenling (Trưởng khoa Nội tiết, Bệnh viện Tim mạch Thiên Tân, Trung Quốc) chỉ ra rằng, bệnh gút dễ xảy ra vào ban đêm do máu đặc và nhiệt độ cơ thể thấp.
Đặc biệt, nếu 4 triệu chứng sau xuất hiện trước khi đi ngủ vào buổi tối thì có thể lượng axit uric trong cơ thể bạn quá cao.
1. Đau lưng
Đa phần, đau lưng xảy ra do ngồi lâu. Tuy nhiên, axit uric cao cũng có thể gây đau lưng khi ngủ. Nguyên nhân là do axit uric cao ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của thận, khiến nước tiểu đi vào cơ thể. Chất lỏng không thể được đào thải kịp thời, gây tổn thương thận và đau lưng.
2. Sưng phù
Lượng axit uric trong cơ thể quá cao, không thể được đào thải kịp thời, có thể gây ra tình trạng phù nề trong cơ thể. Biểu hiện sưng phù chủ yếu ở mắt, chân và các bộ phận khác trên cơ thể.
3. Đi tiểu bất thường
Khi đi tiểu, nếu nước tiểu có màu sẫm như nước trà đặc và có bọt, bạn nên cảnh giác với tình trạng axit uric dư thừa. Thận chịu trách nhiệm trao đổi chất. Nếu hàm lượng axit uric trong nước tiểu vượt quá tiêu chuẩn sẽ gây tổn hại đến sức khỏe của thận. Một khi nó xảy ra, bạn cần cảnh giác hơn và điều chỉnh kịp thời.
4. Đau khớp
Vào nửa đêm, bạn thức dậy vì đau dữ dội và có những triệu chứng rõ ràng như đỏ, sưng, nóng, đau chân. Đây rất có thể là biểu hiện của bệnh gút cấp tính.
Từ bỏ 4 thói quen trước khi đi ngủ tránh làm tổn thương thận
1. Thức khuya
Các nghiên cứu đã phát hiện, thức khuya trong thời gian dài có thể dẫn đến giảm mức lọc cầu thận, làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận. Thức khuya lâu ngày sẽ dẫn đến rối loạn nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, trao đổi chất chậm lại, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, tăng lượng "rác" trong máu, tăng gánh nặng cho thận.
2. Nhịn đi tiểu
Nếu bạn luôn nhịn tiểu, nước tiểu tích tụ trong bàng quang quá lâu sẽ sinh ra vi khuẩn. Một khi vi khuẩn quay ngược trở lại, chúng có thể gây viêm bàng quang, viêm bể thận, viêm niệu đạo...
3. Uống nhiều rượu bia
Uống nhiều rượu có thể khiến cơ thể sản sinh ra nhiều sản phẩm phụ độc hại như gốc tự do. Ngoài ra còn có thể gây stress oxy hóa ở thận, gây ra bệnh gút, suy thận mãn tính... Đặc biệt là bia và rượu gạo có nguy cơ gia tăng cao hơn.
4. Hút thuốc
Các chất có hại như nicotin, carbon monoxide và acrolein trong thuốc lá có thể gây tổn thương mạch máu sau khi xâm nhập vào cơ thể con người. Thậm chí, chúng dẫn đến xơ cứng động mạch, tăng huyết áp, tổn thương thận thứ phát.
Theo Minh Võ (Phụ Nữ Số)