4 cách để nước Anh ở lại EU

26/06/2016 16:17:00

Mặc dù cuộc trưng cầu dân ý đã kết thúc, nhưng theo luật điều đó không buộc người Anh phải rời EU ngay lập tức. 4 cách sau đây sẽ giúp 16,1 triệu cử tri Anh - những người mong muốn Anh ở lại EU có thể chuyển bai thành thắng.

 
Mặc dù cuộc trưng cầu dân ý đã kết thúc, nhưng theo luật điều đó không buộc người Anh phải rời EU ngay lập tức. 4 cách sau đây sẽ giúp 16,1 triệu cử tri Anh - những người mong muốn Anh ở lại EU có thể chuyển bai thành thắng.
 

Vậy 16,1 triệu người hối tiếc sẽ phải chấp nhận sự thực đau khổ ấy mà sống tiếp những ngày tháng ở Anh trong sự tiếc nuối về quá khứ vàng son hay còn cách nào khác.

 

Thật may mắn, họ vẫn còn 4 lối thoát, dù trải đầy chông gai nhưng đó là 4 cách mà 16,1 triệu cử tri Anh có thể lật ngược tình thế.

1. Lờ đi cuộc trưng cầu dân ý

Mặc dù một số lượng ưu thế người Anh nói họ không muốn là một phần của EU, theo luật cuộc trưng cầu dân ý không bắt buộc chính phủ Anh phải thực hiện Điều 50 của Hiệp ước Lisbon quy định về việc rời khỏi EU.

Tuy nhiên, chính phủ đương thời thì không có vẻ sẽ lờ cuộc trưng cầu dân ý. Cựu Thủ tướng Anh – David Cameron đã tuyên bố rằng ông tôn trọng quyết định của cử tri.

Tuy nhiên luật sư David Allen Green cho rằng: “Thực tế là Điều 50 bị trì hoãn càng lâu thì càng có nhiều cơ hội để nó không bao giờ được thực hiện. Bởi lẽ, một khi Điều 50 bị trì hoãn đủ lâu, sẽ có nhiều sự kiện xảy ra, có thể ảnh hưởng đến giá trị ban đầu của Điều 50.”

2. Yêu cầu chính phủ thay đổi luật bỏ phiếu, tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý thứ 2

Hôm qua, báo Guardian đưa tin gần 1,6 triệu cử tri đã ký tên vào một bản thỉnh cầu theo đó yêu cầu chính phủ bổ sung luật vào cơ chế bầu cử và tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý thứ 2. Những người tham gia ký tên vào bản thỉnh cầu mong muốn chính phủ UK sẽ chỉ chấp thuận kết quả bỏ phiếu nếu số phiếu của bên đó lớn hơn 60% hoặc 70% thay vì là cơ chế quá bán như hiện nay.

Nhưng có vẻ như ngay cả khi số người ký tên vào bản thỉnh cầu có nhiều hơn nữa thì chính phủ cũng không tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý. Đây là sự việc chưa có trong tiền lệ khi nhìn lại tất cả các cuộc trưng cầu dân ý trên toàn thế giới. Chỉ có những nước nhỏ mới áp dụng cơ chế bỏ phiếu trên 60% hoặc trên 75%.

3. Tổ chức Tổng tuyển cử

Theo Đạo luật Fixed Term Parliament Act, có hai lý do để tổ chức Tổng tuyển cử, thứ nhất nếu có một sự thay đổi trong quốc gia mà không đạt được sự tin tưởng của người dân, thứ hai nếu 2/3 Nghị sĩ Hạ viện muốn có một cuộc bầu cử sớm.

Theo luật sư Jo Maugham, nếu Đảng đối lập với Đảng hiện tại chiến thắng sau cuộc Tổng tuyển cử sẽ có quyền xóa bỏ kết quả của cuộc trưng cầu dân ý cũ và tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý mới.

Tuy nhiên, cũng có rất ít cơ hội. Đảng Lao động cánh tả và Đảng Bảo thủ cánh hữu không có quan điểm chung về việc Anh ra đi hay ở lại châu Âu do đó rất khó để 2 Đảng liên hợp lại với nhau để tổ chức một cuộc Tổng tuyển cử.

4. Dùng đàm phán để cải thiện tình hình

Đây là con đường có hy vọng nhất để 16,1 triệu cử tri Anh lật ngược tình thế.

UK vẫn đang là một phần của thị trường chung EU. Do đó UK phải tuân theo quy định của EU, theo đó UK được giao thương với các thành viên trong khối mà hầu như không bị hạn chế bởi hàng rào thương mại. 2 năm tới, sau khi Điều 50 được thực thi hoàn toàn và UK chính thức rời EU, UK sẽ phải thực hiện đàm phán thương mại mới cũng như những quy định mới với EU. Do đó mặc dù UK rời EU, quốc gia này vẫn có thể giao thương với các quốc gia EU.

Nếu UK đàm phán thành công với EU để duy trì quyền thành viên trong thị trường chung mà vẫn có được những quy định hạn chế về quyền tự do di chuyển của người dân EU, đây sẽ là một sự thay đổi lớn không những đối với UK mà còn các nước thành viên của EU.

Câu hỏi đặt ra ở đây là, liệu sau khi Điều 50 được thi hành, UK có còn có thể duy trì là một phần của EU hay không. Một câu trả lời có thể xảy ra là, một khi Điều 50 bắt đầu có hiệu lực, người Anh chỉ có thể ở lại khối nếu 27 thành viên còn lại đồng ý điều đó. Luật sư Maugham lập luận, đây không phải là điều không thể xảy ra. Nếu EU chọn cách hành động thực dụng, tổ chức này sẽ tìm ra cách để cho phép UK duy trì tư cách thành viên ở EU.
 

Theo Anh Sa (CafeF.vn/Trí thức trẻ)