Theo ông Michael Bùi – nguyên Tổng biên tập Tạp chí Trẻ Magazine Đông Bắc Hoa Kỳ thì nếu Minh Béo có tội, anh sẽ bị cấm vĩnh viễn không được vào nước Mỹ.
Michael Bùi – nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Trẻ Magazine Đông Bắc Hoa Kỳ. |
Thưa anh, theo luật Mỹ, ngày Minh Béo sẽ được xét xử sẽ diễn ra thế nào?
Theo thông báo của tòa án thì ngày buộc tội là 15/4.
Ngày đó, gọi là Arraignment - ngày bị cáo chính thức được gọi trước thẩm phán tòa án và có mặt luật sư của bị cáo, bên cảnh sát và công tố viên sẽ đưa ra những chứng cứ và bằng chứng về tội trạng tại sao bị cáo bị buộc tội.
Ngay sau đó, tòa án sẽ hỏi bị cáo trả lời là có nhận tội hay không nhận tội.
Thông thường thì các bị cáo sẽ trả lời là không nhận tội, khi đó, tòa án sẽ sắp xếp ngày kế tiếp là ngày Preliminary hearing (phiên sơ thẩm).
Theo luật thì trong vòng 30 ngày tới. Phiên sơ thẩm này sẽ có mặt bồi thẩm đoàn (Grand jury).
Bồi thẩm đoàn có khoảng từ 16 đến 23 công dân bình thường được triệu tập để quyết định xem tội buộc có phù hợp với pháp luật để truy tố một người nào đó bị nghi ngờ phạm tội hay không.
Theo luật Mỹ, hệ thống bồi thẩm đoàn là những người dân bình thường, theo danh sách ngẫu nhiên của ai có bằng lái xe và trên 18 tuổi thì Tòa gửi thư về địa chỉ họ và mời họ lên tòa để chọn làm bồi thẩm đoàn.
Tòa gọi là phải lên dù họ ai, đây là luật, là nhiệm vụ của công dân. Khi lên tòa, họ sẽ được chọn lọc lại. Nhiều người lên nhưng họ có lý do, về tài chính, ngôn ngữ, hay công việc thì được miễn, và con số được chọn không quá 5% trong các người tòa mời lên.
Ngay như Tổng thống Obama gần đây cũng bị mời và cũng phải lên tòa. Như Tổng thống Obama có thể nói rằng có nhiều việc quốc gia phải lo nên ông được miễn công việc bồi thẩm đoàn.
Bồi thẩm đoàn (Grand jury) sẽ xem sét các chứng cứ và nếu họ đồng ý thưa bị cáo ra tòa xử, gọi là ra (Trail), thì tòa sẽ sắp sếp phiên tòa (Trail).
Phải nói thêm là bồi thẩm đoàn (Grand jury) của phiên sơ thẩm(Preliminary hearing) có khoảng từ 16 đến 23 người lúc đầu là để cho quyết định xem tội buộc có phù hợp với pháp luật để truy tố một người nào đó bị nghi ngờ vi phạm tội.
Còn bồi thẩm đoàn của phiên xử (Trail) cuối cùng chỉ gồm từ 6-12 người, là (Jury) để cho quyết định bị cáo có tội hay không có tội.
Với vụ Minh Béo, anh này là người du lịch nhưng qua Mỹ bị bắt, khi bị xét xử, theo luật của Mỹ thì có công bằng với anh ta hay không?
Minh Béo vẫn được hiến pháp của Mỹ bảo vệ hoàn toàn. Người bị nghi ngờ hay bên công tố viên của nhà nước - 2 bên có quyền giống như nhau trước tòa án và pháp luật.
Chưa ai định được tội Minh Béo, cho đến khi công tố viên chứng minh trước tòa và bồi thẩm đoàn, thì bồi thẩm đoàn mới ra quyết định được bị cáo là có tội, thì mới là có tội.
Trong hiến pháp của Mỹ, có điều luật Due Process là pháp lý mà nhà nước phải tôn trọng các quyền lợi hợp pháp của một người. Thủ tục cân bằng sức mạnh của pháp luật và bảo vệ cá nhân đó.
Khi nhà nước buộc tội một người mà không theo đúng tiến trình chính xác của Due Process, là vi phạm thủ tục và xúc phạm các quy định của pháp luật Mỹ.
Và bên Mỹ có quyền im lặng, Minh Béo không cần trả lời và chờ khi có luật sư bảo hộ bên cạnh. Nếu Minh Béo không có tiền thuê luật sư thì tòa án phải cung cấp LS công (LS của chính phủ) cho người này.
Thường thì người có tiền đều mướn Luật sư riêng vì không tin luật sư của chính phủ làm việc hết mình.
Vấn đề thù lao cho luật sư Mỹ ra sao?
Không thể biết được con số cụ thể, nhưng con số rất lớn. 1 giờ làm việc của luật sư có giá từ 200 đô trở lên, luật sư giỏi có thể lên tới 600 đô/ 1 giờ.
Đó là số tiền trả cho công của luật sư làm bất cứ việc gì, kể cả thời gian chuẩn bị hồ sơ, điều tra, đến cả đi gặp bị cáo tại tù. Nếu vụ kiện kéo dài thù lao có thể lên đến vài tỷ VNĐ.
Khi ra tòa, Minh Béo muốn có thể thắng kiện hay tội nhẹ thì phải có luật sư thật giỏi. Ví dụ: Luật sư thật giỏi có thể cãi ngược với cáo buộc như “lý do không chấm đứa bé này cho chương trình video, làm gia đình đứa bé tức giận nên thưa”.
Ở vụ này, mới chỉ là lời kể của đứa bé chứ không có bằng chứng gì hơn và cảnh sát giả dạng gài bẫy, nếu có thu âm khi cuộc hẹn nghi can ra thì có thêm chứng cứ, khi đó mới thêm có bằng chứng cứng.
Minh Béo làm sao để nhẹ tội ngoài việc mời được luật sư giỏi?
Diễn viên Minh Béo. |
Xin anh cho biết đã có những ai muốn giúp Minh Béo?
Trước mắt, theo tôi biết thì tổng Lãnh sự VN tại Sanfrancisco có theo dõi. Chưa thấy ai kêu gọi giúp đỡ gì.
Những người Việt bên Mỹ theo tôi thấy họ cũng hững hờ chờ xem tiếp diễn sự việc. Vụ này trước định đưa ra buộc tội trước ngày 15/4.
Nhưng bên Công tố viên đảm trách trong vụ này tin rằng bị cáo có thể đã làm những việc tư tượng ở các nơi khác, nên họ kéo dài thời gian để tìm thêm bằng chứng và ngày xét xử bị dời sang 15/4.
Theo thông tin bên cảnh sát thì Minh Béo từ Việt Nam đến Quận Cam, (Orange County) bang California, nơi có đông người Việt sinh sống nhất nước Mỹ.
Minh Béo có tổ chức một buổi thi tài năng để thử giọng một nhóm trẻ cho một dự án Video của ông vào ngày 20 tháng 3.
Cậu bé tố bị lạm dụng có tới dự buổi thử giọng hôm đó và đã lên báo cáo cho cảnh sát ngày 23 tháng 3 là vụ việc xảy ra như vậy. Cảnh sát đã phát động một cuộc điều tra.
Ngày hôm sau, một nhân viên bí mật vào vai như là trẻ vị thành niên dưới 14 tuổi liên lạc với nghi can để hẹn hò với mục đích ấu dâm với trẻ vị thành niên, thì nghi can đã ra gặp và bị bắt tại khu vực đường Brookhurst và đường Orangewood. (Theo thông tin bên cảnh sát)
Vấn đề cho nhân viên cảnh sát giả dạng trẻ em để gài bắt nghi can là hợp pháp với pháp luật của Mỹ. Vì chỉ cậu bé khai báo cho cảnh sát về vụ việc thì không đủ chứng cứ nên bên cảnh phải thử lại xem nghi can có phải là người như vậy không.
Vậy những ai sẽ được dự phiên tòa của Minh Béo? Tòa này mở hay kín?
Những người thân của bị cáo sẽ được hiện diện trong các phiên xử. Thường tòa bên Mỹ là tòa mở và phóng viên được vào thu thập thông tin.
Nhưng vẫn có những trường hợp đặc biệt, tòa án cũng có quyền không cho phóng viên vào với lý do chật hẹp, quá đông hay ồn ào ở tòa, nhưng tất cả các thông tin về vụ việc trong tòa là thông tin thuộc của công chúng, tòa phải cung cấp cho phóng viên.
Nếu bị xử tù thì những cái phải đối mặt trong tù là gì?
Về mặt xã hội thì họ cũng không thương tiếc người phạm tội này, về mặt tù nhân trong tù, thì họ rất khinh ghét. Bên Mỹ, trong tù, những người tù nhân ghét nhất người giết hại trẻ em, (baby killer) hãm hại trẻ em/ dụ dỗ trẻ em. (child molestation).
Những phạm nhân trong tù họ cho là những tội phạm với trẻ em là hèn nhát, chỉ áp hiếp những người nhỏ không bảo vệ được chính mình.
Không như những tù nhân ấy là có khí phánh, nên họ thường đánh hội đồng những người hèn nhát, cho nên các tội phạm với trẻ em thường thì được nhốt riêng.
Vậy ai sẽ là người tuyên án hoặc quyết định tối cao trong việc xử cuối cùng (trail)?
Như tôi đã nói ở trên là Bồi thẩm đoàn (Jury) từ 6-12 người dân bình thường được mời lên sẽ đóng vai trò chủ chốt để nghe tất cả những cáo buộc bằng chứng của bên luật sư biện hộ và công tố viên và cho ra quyết định công tâm nhất về tội trạng của bị cáo.
Thẩm phán tòa chỉ làm việc điều hành việc tố tụng tại tòa cho đúng luật pháp và hiếp pháp mà thôi, không có quyền phán có tội hay không có tội đối với nghi can. Yêu cầu của người làm bồi thẩm đoàn: Hiểu rõ tiếng Anh.
Trong lúc đi làm nhiệm vụ bồi thẩm đoàn không bị ảnh hưởng tài chính (khi đi làm bồi thẩm đoàn họ được trả 5 đô/1 ngày và cơ quan của người đó không có quyền đuổi việc trong khi họ nghỉ làm đi làm bồi thẩm đoàn).
Bồi thẩm đoàn bị cấm, không được đọc hay nghe những tin tức báo chí về vụ án đó.
Không có ý nghiêng ngả về bên nào, màu da và chủng tộc của họ cũng được tính đến. (phần này thì phía tòa, bên luật sư của bị cáo và công tố viên sẽ cân nhắc rất kỹ khi họ chọn người nào làm bồi thẩm đoàn).
Kể cả mãn hạn tù, Mỹ có cấm vĩnh viễn Minh Béo quay trở lại không?
Điều này thì chắc chắn bị cấm 100%, (Inadmissible) theo luật của cơ quan di trú Hoa kỳ. Tội phạm dạng này vĩnh viễn không được vào nước Mỹ và thậm chí cũng không được hóa cảnh chuyến bay xuống Mỹ trong tương lai.
Theo luật hiện hành, chính công dân Mỹ bị kết tội này thì cũng không đi ra được nước Mỹ, vì chính phủ không cấp giấy thông hành (passport).
Có những trường hợp như có vài ngàn người Việt Nam là “thường trú nhân” ở Mỹ nhưng vẫn không đi ra được Mỹ vì những tội nhẹ hơn, như đánh lộn làm đối phương bị thương nặng, ăn cắp có giá trị cao...
Thưa anh vậy những bước kế tiếp của tòa Mỹ thì như thế nào?
Hiện giờ thì còn nhiều thông tin của bên công tố viên và LS biện hộ chưa ai biết được.
Theo luật Tòa Án Mỹ về hình sự thì có những bước như sau: Crime (vụ án xảy ra) Report (báo cho cảnh sát) Investigation (Điều tra của cảnh sát và công tố viên) Arrest (bắt về đồn cảnh sát lấy cung) Quyền im lặng có ở đây. Booking (tạm giam) Arraignment (ngày ra tòa buộc tội) Bị cáo chịu tội hay không chịu tội trước tòa: Chịu tội thì sentence (đi tù), không chịu tội thì ra sở thẩm (preliminary hearing) Preliminary hearing (ngày sở thẩm có bồi thẩm đoàn (grand jury) quyết định cho công tố viên nên đưa bị cáo ra xử tội hay không) ngày này có thể bail ra (đóng tiền tại ngoại) hoặc tạm giam tiếp chờ ngày xử (trail). Trail (ngày xử) Nếu bồi thẩm đoàn (jury) nhận định là bị cáo có tội thì sẽ nhận án tù. Không có tội là ra về. Sau tù thì có thể giam lỏng (probation) Trong trường hợp là người du lịch thì sẽ đưa qua cơ quan di trú Mỹ để làm thủ tục trục xuất về quê quán họ. |