|
Phạm Thị Nguyệt và Nguyễn Thị Thanh Trang (phải). |
18h15: Chủ tọa phiên toà đã đọc bản án kết tội 2 bị cáo Trang và Nguyệt. Hành vi của các bị cáo đủ kết tội về tội mua bán trẻ em. Nguyệt là người khởi xướng nên cần xử nghiêm hơn và cách ly với xã hội để biết ăn năn hối lỗi. Tuyên án
Phạm Thị Nguyệt 48 tháng tù, Trang 42 tháng tù. Trả lại anh Hữu 79 triệu đồng, anh vũ 40 triệu đồng.
17h40: Trước khi vào phòng nghị án, tòa cho phép các bị cáo nói lời sau cùng.
Bị cáo Nguyệt bật khóc xin lỗi những người thân trong gia đình, các con từng nuôi dưỡng. "Bị cáo xin HĐXX mở sự khoan hồng, cho bị cáo cơ hội làm lại cuộc đời để tiếp tục nuôi các cháu. Bị cáo xin lỗi tất cả những người bị cáo đã làm hại, bị cáo xin lỗi gia đình, bố mẹ.".
Được nói lời sau cùng, Trang cho biết do kém hiểu biết pháp luật nên xin sự khoan hồng của pháp luật.
17h10: Luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người bị hại cho biết.
Nội dung cáo trạng chứng minh hành vi phạm tội, phù hợp tài liệu trong hồ sơ và lời khai tại tòa. Trang được giao quyền, lạm dụng quyền thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, làm lộ thông tin cháu Công, bố mẹ đẻ và bố mẹ đỡ đầu cháu Công. Trên cơ sở đó việc truy tố là có cơ sở. Nguyệt đã nhận 2, 3 đứa trẻ về nuôi, nói là không hiểu biết pháp luật nhưng hiểu được cách lách để làm giấy khai sinh, hành vi của Nguyệt là lừa dối mọi người.
Nguyệt nhận là có tội nói chăm sóc hết sức nhưng cháu Công vẫn tử vong vì bị sởi. Bản thân Trang lạm dụng quyền, cùng Nguyệt thực hiện hành vi phạm tội. Nói là tự nguyện nhưng người giao tiền, người bán là có cơ sở. "Việc Nguyệt nói thương xót các cháu nhỏ nên nhận về nuôi trong khi các con mình thì bỏ bê. Các cháu nhỏ bao giờ cũng nói rất thật, không bao giờ nó nói dối việc mẹ nuôi dưỡng mà nói không có", luật sư nhận định.
16h30: Luật sư bào chữa cho người bị hại bắt đầu xét hỏi.
Đưa ra những quan điểm sau khi bị cáo Nguyệt nêu, luật sư bào chữa cho người bị hại nói: “Lý do bị cáo đưa ra không chấp nhận được, không khách quan. Bị cáo là nhà doanh nghiệp có thu nhập 15 đến 20 triệu/tháng, luật sư bác thông tin trên.
Trong trường hợp bị cáo Trang đón cháu Công về, tại sao bị cáo không đưa cháu đi tiêm phòng chủng khi biết cháu Công đang điều trị tại bệnh viện Xanh Pôn vì bị viêm phổi”? Tại sao tại thời điểm đó không đưa cháu Công đi chữa bệnh, nếu như thế thì làm sao cháu Công chết được? Trên cơ sở nào nghĩ đưa cho Trang 40 triệu cho chị Trang tại sao không đưa số tiền khác? Tại sao?
Nguyệt: Chị Trang nói bị cáo là cháu bé đang ốm cần tiền chữa bệnh. Bị cáo đã lấy số tiền của anh V. (sống như vợ chồng với Nguyệt) để đưa cho Trang.
Khi vợ chồng anh Long gọi điện cho Trang thì Trang có nói cháu bé được đón về với gia đình với sự chứng kiến của chính quyền địa phương và sư trụ trì Lan thì Trang khẳng định không nói gì, chỉ đưa cho anh Long giấy photo của chị Hà.
Bị cáo ép Hà viết giấy nói có ăn ở với chồng chị gái anh H. thì Nguyệt khẳng định không nói như vậy.
Chị Hà nói, chị Nguyệt nói quen chồng chị gái chị Nguyệt nên không thể đến với tôi và còn bắt tôi đóng dấu vân tay nữa.
Nói về nguyện vọng của mình, chị Hà mong rằng ngày gần nhất đưa cháu Công về nhà.
|
Bị cáo Nguyệt trước vành móng ngựa
|
Sau khi đọc bản luận tội, đại diện Viện kiểm sát cho biết, hành vi phạm tội của hai bị cáo là hành vi nguy hiểm, xâm phạm quyền tự do thân thể, quyển được chăm sóc trẻ em.
Pháp luật quy đinh quyền được nuôi con nuôi nhưng không thực hiện mà lén lút, vi phạm tội mua bán. Đã nhận thức được nhưng vì động cơ tư lợi, cố ý thực hiện, không được sự đồng ý của nhà chùa, pháp luật cho phép, phải chịu hoàn toàn trước pháp luật.
Từ những nội dung trên giữ nguyên bản cáo trạng, đề nghị kết tội theo nội dung. Hình phạt đề nghị truy tố Nguyệt với mức án từ 48 - 50 tháng tù, bị cáo Trang từ 45 - 48 tháng tù. Nguyệt phải trả anh Hữu 79,6 triệu đồng, anh Vũ 40 triệu đồng. Trang truy nộp 35 triệu.
16h20: Luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyệt xét hỏi: Khi bị cáo Nguyệt đưa tiền cho bị cáo Trang, thì bị cáo Nguyệt nói gì?
Nguyệt nói: Trước khi đưa tiền cho Trang hỏi xin số điện thoại mẹ cháu bé, thì bị cáo Trang nói không liên lạc được và nói tin lời Trang đi và hứa sẽ chuyển tiền cho mẹ cháu bé sau đó đưa 35 triệu. Bị cáo nói gửi cho mẹ cháu Công 35 triệu chứ không gửi cho Trang.
Tuy nhiên, đáp lại lời luật sư, bị cáo Trang cho hay: Bị cáo Nguyệt nói đưa số tiền 40 triệu sẽ chia cho chị Hà (mẹ cháu Công) một nửa.
Bị cáo Nguyệt nói: Chị Trang nói thế không đúng, bị cáo chỉ nói gửi số tiền trên cho mẹ cháu bé và không nói thêm lời nào nữa. Chỉ đến khi ở cơ quan công an mới biết chị Trang đưa cho chị Hà (mẹ cháu Công) 10 triệu.
Về thời điểm đưa tiền, Nguyệt cho biết, sau khi đón cháu Công, mới đưa số tiền trên cho Trang. Bị cáo không hứa hẹn gì với chị Trang, chị Trang chỉ nói là mẹ cháu bé khó khăn không nuôi dưỡng được.
16h00: Sau một hồi xét hỏi, đại diện Viện kiểm sát đánh giá: “Bị cáo không đủ tư cách, không đủ điều kiện, bị cáo làm như thế vì quyền lợi của bị cáo. Trong khi cháu Công và các cháu khác có thể có điều kiện tốt hơn, con đẻ bị cáo không chăm lo. Đừng nói quanh co rằng nhận nuôi cháu bé vì tình thương…”
Viện kiểm sát nêu ra để nhận thức bị cáo làm việc thiện mà bị truy tố. Bị cáo cũng đã nhờ cậy người khác nói dối là người thân để nhận nuôi cháu bé. Không hiểu biết sau bị cáo lại có thể làm được như thế?
Viện kiểm sát hỏi tiếp bị cáo Trang: Sư trụ trì Thích Đàm Lan có biết bị cáo bán cháu Công không? Đối với số tài sản, đồ vật cơ quan công an tạm giữ của các bị cáo, chiếc điện thoại bị cáo có dùng để gọi cho Nguyệt trong việc mua bán?
Trang nói: Điện thoại mới mua, không dùng trong việc phạm tội, chiếc điện thoại dùng trước đó đã bị mất.
15h40: VKS xét hỏi bị cáo Phạm Thị Nguyệt: Bị cáo bị phẫu thuật cắt dạ con, không sinh nở được nữa và muốn níu kéo tình cảm với người đàn ông mình sinh sống, có người chu cấp nên nói dối? Con đẻ không nuôi nói gì đến việc chăm sóc đứa trẻ khác…
Nguyệt cho biết vẫn gửi tiền về chăm lo cho các con. Tuy nhiên, theo bản cáo trạng thì hai con của Nguyệt cho biết, không được mẹ nuôi dưỡng. Nguyệt vẫn khẳng định hứa gửi số tiền cho Trang bồi dưỡng trước khi nhận nuôi cháu Công.
Trong khi Trang nói Nguyệt hứa trước rằng sẽ bồi dưỡng số tiền 40 triệu đồng sau khi giao cháu Công. Tuy nhiên, Nguyệt từ chối và nói không hứa trước.
Viện kiểm sát hỏi tiếp, người trụ trì chùa Bồ Đề có vi phạm pháp luật không thì Nguyệt nói, trụ trì chùa Bồ Đề không liên quan, chỉ có bị cáo và Trang vi phạm.
Sư Lan có biết việc mua bán không? Nguyệt đáp: "Sư thầy Lan không biết. Bản thân tôi cũng không nghĩ đó là mua bán chỉ đến khi bị bắt mới biết mình vi phạm".
15h30: Hai bị cáo được dẫn giải đến và bắt đầu phiên xét xử.
Đại diện Viện kiểm sát bắt đầu xét hỏi bị cáo Nguyễn Thị Thanh Trang.
Khi đại diện VKS hỏi, Trang khai Nguyệt chủ động bồi dưỡng không có sự thỏa thuận.
Theo cáo trạng, Trang nói với Nguyệt là anh Long hứa từ thiện 50 triệu, muốn nhận phải chi tiền. Trang cho biết, hoàn toàn không có chuyện đó, Trang ở chùa 4 năm không bao giờ cho con nuôi
Khi đại diện VKS hỏi Trang cho cháu Công vì tiền đúng không? Trang nói mục đích trước khi nhận tiền không biết được nhận được số tiền nhiều như thế. Thấy Nguyệt cũng thương các cháu, thường xuyên đến chăm nên Trang đã đồng ý giúp đỡ.
Đại diện VKS tiếp tục xét hỏi vì 40 triệu đó làm bị cáo mờ mắt làm bất chấp pháp luật phải không? Trang im lặng…
11h50: Sau khi xét hỏi các bị cáo và người liên quan HĐXX tạm dừng phiên xét xử và đến 13h30, phiên tòa tiếp tục.
10h30: Tiếp tục xét hỏi, Nguyệt cho biết, trước khi nhận cháu Công, bị cáo nhận nuôi những ai? Nguyệt khai đang nhận nuôi hai cháu là Nguyễn Đức Anh và cháu Phạm Gia Hân nhưng cả hai đều bị bệnh.
Khi tòa hỏi nuôi 1 lúc 3 cháu nhỏ, vừa đi làm vừa chăm 3 cháu nhỏ thì làm sao? Thu nhập 1 tháng được bao nhiêu?
“Bị cáo thu nhập 15 – 20 triệu đồng/ tháng từ nghề may mặc, buôn bán quần áo, bị cáo vừa chăm các cháu vừa làm, 7 người trong đó có 3 cháu nhỏ được nhận nuôi ở trong ngôi nhà 20 m2”, Nguyệt khai.
Tòa hỏi tiếp: Tại sao thay tên, đổi họ, năm sinh? thì bị cáo Nguyệt bật khóc, sau đó thừa nhận khai “khống”, tên khai sinh là Phạm Thị Tân Nguyệt (sinh năm 1970), tuy nhiên đã khai tên khai sinh là Phạm Thị Nguyệt (sinh năm 1979).
Làm giấy chứng sinh mình là mẹ đẻ các cháu để làm gì, thì Nguyệt khai để các cháu sau này lớn lên không tủi thân.
|
Nguyệt khóc nức nở tại tòa. |
10h20, Chủ tọa phiên tòa quay sang xét hỏi bị cáo Phạm Thị Nguyệt (45 tuổi, quê Ninh Bình).
|
Bị cáo Phạm Thị Nguyệt |
Khi tòa hỏi: Khi đặt vấn đề với Trang xin tìm con, thì tìm cho bị cáo hay cho ai? thì Nguyệt khai: Đặt vấn đề với Trang là tìm cho chị gái bị cáo một đứa bé cho chị gái là Đặng Thị Hương Giang. Tuy nhiên, trước khi đón cháu Công, Nguyệt nói với Trang mình là người trực tiếp đón cháu bé.
Tại tòa, Nguyệt khai, không hề nói bồi dưỡng 40 triệu cho Trang trước khi nhận cháu Công. Tuy nhiên, HĐXX công bố lời khai ban đầu của Nguyệt tại cơ quan điều tra trước khi nhận cháu Công, Nguyệt nhờ Trang tìm cho cháu bé khỏe mạnh.
Nguyệt khai, ngày 1/1/2014, Nguyệt nhận cháu Công tại nhà Trang ở xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội và không làm bất cứ giấy tờ nào. Chỉ biết mẹ cháu Công khi nhận nuôi được 1 tháng. Khi tòa hỏi: Tại sao không làm thủ tục nhận nuôi thì Nguyệt tiếp tục khai: “Trang nói là cháu Công được chùa nhận nuôi không có giấy tờ gì nên khi trao cháu bé cho bị cáo cháu Công cũng không có giấy tờ gì”.
Mục đích nhận nuôi cháu bé là gì thì Nguyệt khai nhận nuôi vì cái tâm.
9h30, Chủ tòa phiên tòa bắt đầu xét hỏi bị cáo Nguyễn Thị Thanh Trang (người quản lý nhà mở tại chùa Bồ Đề).
|
Bị cáo Nguyễn Thị Thanh Trang |
Tại phiên tòa, Trang cho biết, làm việc tại chùa Bồ đề từ tháng 10/2010, ban đầu làm việc chăm sóc nuôi trẻ mồ côi. Đến tháng 12/2012 thì được ni sư Thích Đàm Lan giao cho phụ trách quản lý ở nhà mở chăm sóc tất cả người già cơ nhỡ và trẻ nhỏ với tất cả là 199 người, trong đó có 106 cháu bé mồ côi.
Trang cho biết, khi có trường hợp nào được nhận vào chùa Trang sẽ làm thủ tục ban đầu tại trụ sở công an phường. Tuy nhiên, Trang cho biết, có cháu thì khai báo với phường ngay, nhưng có cháu một thời gian sau mới khai báo.
Trang nhận cháu Cù Nguyên Công ngày cuối tháng 10 năm 2013, khi nhận cháu Công làm thủ tục đề nghị chị Trần Thị Thu Hà (24 tuổi) và anh Vũ Xuân Trường (31 tuổi) (bố, mẹ cháu Công) viết giấy gửi kèm.
“Nội dung đơn viết, chị Hà nói cháu Công không phải con chị Hà mà là con người bạn đem gửi nhưng do điều kiện khó khăn không có điều kiện nuôi cháu Công nên mang tới chùa Bồ Đề gửi”, Trang khai.
Khi chủ tọa phiên tòa hỏi: “Có khai báo tên cháu Công không? Tại sao bị cáo không ghi vào sổ?”, Trang khai rằng: “Cháu Công không có tên trong sổ khai báo. Trước khi cháu Công vào thì nhà chùa được UBND quận Long Biên cho biết không cho phép nhận thêm cháu bé nào nữa nên chưa khai báo”.
Trang cho biết, quen Phạm Thị Nguyệt (45 tuổi, quê Ninh Bình) vào tháng 8/2012 khi chị Nguyệt hay nhặt trẻ bị HIV đến chùa và thường xuyên đưa những trẻ nhỏ này đi khám.
Đầu năm 2013, Nguyệt đặt vấn đề với Trang là muốn xin một đứa trẻ làm con nuôi
9h15, Đại diện Viện kiểm sát đọc bản cáo trạng truy tố 2 bị cáo.
9h, tòa bắt đầu kiểm tra căn cước của cả 2 bị cáo cùng những người liên quan đến vụ án được mời đến phiên tòa.