BS Lương bị đề nghị 30-36 tháng tù treo: "Chúng tôi cảm thấy rất kinh hoàng"!
Sáng ngày 28/5, trong phần bào chữa tiếp tục của mình, ngoài việc chứng minh trách nhiệm của Bộ Y tế trong việc lúng túng khi đưa ra các vấn đề chuyên môn nhằm xác định trách nhiệm của các cá nhân liên quan, luật sư Trần Hồng Phúc còn đặt vấn đề về việc có hay không việc tẩy xoá dấu vết, gây cản trở đến quá trình điều tra vụ án sự cố chạy thận nhân tạo ngày 29/5/2017 khiến 9 người chết.
LS Phúc cho biết, theo cơ quan điều tra, sau khi sự cố xảy ra, ông Đỗ Anh Tuấn (GĐ Thiên Sơn - pv) đã gọi điện cho Quốc đề nghị Quốc tiệt trùng lại đường ống. Việc này có thông báo với lãnh đạo bệnh viện. Phòng vật tư đã cho Quốc vay 5 lít javen để thực hiện việc này.
Khi sự cố xảy ra, lẽ ra phải tập trung vào việc chữa bệnh, cứu người, nhưng bị cáo Quốc lại được giám đốc Công ty Thiên Sơn gọi điện yêu cầu lập tức tẩy rửa đường ống phía sau bể chứa thành phẩm. Việc này cũng ban lãnh đạo BV cũng được biết.
Từ đó luật sư đặt ra câu hỏi: Động cơ của việc này là gì? Liệu có phải với mục đích đổ lỗi cho các bị cáo, với mục đích trốn tránh trách nhiệm của mình? Liệu có mục đích xoá bỏ hiện trường, cố tình khiến việc điều tra ko đảm bảo được sự chính xác?
Tại biên bản ghi lời khai ngày 30/5/2017, Quốc đã khai: "Khoảng 13h ngày 29/5 (sau khi vụ tai biến chạy thận xảy ra - pv), anh Tuấn - GD Công ty Thiên Sơn đã gọi điện yêu cầu tôi dùng hoá chất để tiệt trùng đường ống phía sau bể chứa thành phẩm. Phía bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình là anh Quân đã trực tiếp giao cho tôi thực hiện việc tiệt trùng này".
Tại bút lục 859, Trần Văn Sơn khai cũng xin ý kiến của trưởng phòng vật tư là ông Thắng và chị Hằng. Tất cả đều biết và đều có ý thức về việc phải tiệt trùng đường ống. Lý do vì sao? Mục đích làm gì? Nên nhớ, đó là thời điểm sự cố xảy ra, đang cần tập trung mọi nguồn lực mà lại có vụ tẩy rửa đường ống này - luật sư yêu cầu VKS làm rõ.
Tại một số bút lục mà luật sư viện dẫn, ông Hoàng Đình Khiếu khai khi xin ý kiến chuyên môn của TS Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng khoa Thận nhân tạo và Trung tâm Chống độc BV Bạch Mai thì được hướng dẫn nên sục rửa lại đường ống cho sạch lại để tiếp tục chạy thận cho bệnh nhân. Khoảng 10h thì Thiên Sơn tự ý cho người sửa chữa, vệ sinh hệ thống RO.
Bản thân ông Khiếu không có ý định thay đổi hiện trường, chỉ làm theo hướng dẫn của bệnh viện tuyến trên. Về vấn đề này, Giám đốc BV Trương Quý Dương cũng khai: "Việc sục rửa là việc của khoa làm theo hướng dẫn của BV Bạch Mai, thực tế tôi không chỉ đạo việc sục rửa thay đổi đường ống".
Luật sư Phúc cho rằng, tuy có sự mâu thuẫn trong lời khai về người chỉ đạo, nhưng vẫn cần đặt vấn đề có hay không việc sục rửa nhằm xoá bỏ dấu vết, đổ trách nhiệm cho đơn nguyên Thận nhân tạo? Đồng thời cần làm rõ có hay không việc bàn bạc tập thể làm sai lệch hiện trường vụ án.
"Sự việc xảy ra vào đầu buổi sáng nhưng đến tận 16h mới báo cáo cho cơ quan công an. Theo lời khai của ông Dương là 13h ông đã gọi cho công an tỉnh Hòa Bình. Vậy tại sao đến 13h đến mới báo cáo, trong khi 12h đã có bệnh nhân tử vong, phải chăng có việc hợp thức hóa để xóa dấu vết hiện trường? luật sư phân tích.
Trong phần bào chữa của mình, LS Phúc cũng tiết lộ một vấn đề chưa được làm rõ trong suốt quá trình diễn ra vụ xét xử, đó là vấn đề bệnh viện ĐK Hòa Bình đã chậm trễ trong việc bảo cáo sự việc với cơ quan công an.
Công văn 429, bút lục 1489, nêu sự cố xảy ra sự cố xảy ra vào lúc 7h45 phút nhưng mãi 4h chiều mới báo cơ quan điều tra. Về vấn đề này, VKS đã có yêu cầu giải trình nhưng BV không giải trình được.
Tuy Ông Dương nói 13h báo cho cơ quan công an (PA83) nhưng PC45 đến 16h mới nhận được thông tin. Bà Phúc đề xuất cần xác định động cơ của việc báo cáo sự cố chậm trễ là để làm gì? Có phải là để có thời gian hợp thức vụ án, hoàn thiện tài liệu chứng cứ, thanh lý hợp đồng… hay không?
Theo Nhóm PV (Soha/Trí Thức Trẻ)