6 điều cần biết việc bác sĩ Hoàng Công Lương giữ quyền im lặng tại tòa
Vi phạm Luật Đấu thầu, làm thất thoát của Bệnh viện Hòa Bình 50 triệu đồng
Luật sư Nguyễn Danh Huế cho biết, trước khi xảy ra thảm họa y khoa làm 8 người chết tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình, ông Trương Quý Dương (nguyên giám đốc Bệnh viện) đã ký hợp đồng số 315/BVĐKT-TS với Công ty Thiên Sơn do ông Đỗ Anh Tuấn làm tổng giám đốc, với nội dung cung cấp vật tư sửa chữa hệ thống lọc nước RO số 2 cho đơn nguyên Thận nhân tạo.
Giá trị hợp đồng giữa Công ty Thiên Sơn và BVĐK tỉnh Hòa Bình là 99.360.800 đồng.
Sau đó, Công ty Thiên Sơn chuyển nhượng hợp đồng này cho Công ty TNHH xử lý nước Trâm Anh (Công ty Trâm Anh) do bị cáo Bùi Mạnh Quốc làm giám đốc. Giá trị hợp đồng giữa Công ty Thiên Sơn và Công ty Trâm Anh, theo lời bị cáo Bùi Mạnh Quốc, chỉ là hơn 49 triệu đồng. Như vậy, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đã thất thoát gần 50 triệu đồng.
Luật sư Huế cũng cho rằng, việc Công ty Thiên Sơn chuyển nhượng 100% giá trị hợp đồng cho Công ty Trâm Anh đã vi phạm quy định tại Điều 90 Luật Đấu thầu. Luật Đấu thầu quy định chỉ được phép chuyển nhượng tối đa 10% giá trị hợp đồng.
Cũng theo quy định của Luật Đấu thầu, các tổ chức, cá nhân vi phạm Luật Đấu thầu, tùy theo mức độ thiệt hại cho tổ chức, cá nhân sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự, hoặc phải bồi thường về mặt dân sự. Ngoài ra, Luật cũng quy định hình thức xử phạt bổ sung là cấm tổ chức, cá nhân vi phạm tham gia các hoạt động đấu thầu.
Đầu giờ chiều xét xử ngày hôm qua (17/5), luật sư Nguyễn Danh Huế cũng đã đặt câu hỏi với ông Bùi Tuấn Nghĩa - điều tra viên thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Hòa Bình - về việc ngày ngày 08/01/2018, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hòa Bình gửi Công văn sang Sở KH&ĐT tỉnh Hòa Bình, trong đó khẳng định việc chuyển nhượng thầu giữa Thiên Sơn sang Trâm Anh là vi phạm quy định của Luật Đấu thầu (Điều 90).
Tuy nhiên, cơ quan CSĐT chỉ kiến nghị Sở KH&ĐT cấm Công ty Thiên Sơn tham gia các hoạt động thầu và cho rằng chưa đủ căn cứ khởi tố Thiên Sơn. Điều tra viên Bùi Tuấn Nghĩa đã không trả lời câu hỏi trên, sau khi HĐXX cho rằng việc trả lời thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng của ông Nghĩa.
"Đầu mối của vụ án là ở đây"!
Trả lời báo chí, Luật sư Nguyễn Danh Huế đặt vấn đề liệu có điều gì đó khuất tất ở đây? Bởi hành vi chuyển nhượng thầu trái pháp luật của Công ty Thiên Sơn là khởi nguồn gây nên hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, đó là 8 người chết sau khi xảy ra sự cố y khoa ngày 29/5/2017. Thế nhưng, vấn đề này lại được cho rằng chưa đến mức truy cứu hình sự?
"Tôi cho rằng vấn đề này cần phải được làm rõ. Căn cứ vào đâu Cơ quan CSĐT chỉ đề nghị xem xét trách nhiệm hành chính?"
Việc ông Đỗ Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty Thiên Sơn không trực tiếp có mặt tại phiên tòa đã thể hiện thái độ trốn tránh trách nhiệm.
Về ông Trương Quý Dương, với mức giá xấp xỉ 100 triệu đồng trong hợp đồng giữa Công ty Thiên Sơn ký với BVĐK tỉnh Hòa Bình, nhưng sau đó Công ty Thiên Sơn lại thỏa thuận với Công ty Trâm Anh chỉ với mức giá hơn 49 triệu đồng, đã cho thấy có dấu hiệu có thể ông Trương Quý Dương làm thất thoát số tiền hơn cả giá trị thực của công việc.
Là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho BVĐK tỉnh Hòa Bình, luật sư Nguyễn Danh Huế cho rằng hành vi chuyển nhượng hợp đồng giữa Thiên Sơn và Trâm Anh là hành vi trái pháp luật.
Luật sư Nguyễn Danh Huế khẳng định: "Việc chuyển nhượng hợp đồng này là đầu mối của vấn đề, nếu không có việc chuyển nhượng này chắc chắn vụ án đã không xảy ra ở mức đặc biệt nghiêm trọng như thế này".
Từ đó, luật sư Huế đề nghị HĐXX cần phải triệu tập những người có liên quan gồm: nguyên Giám đốc bệnh viện Trương Quý Dương; ông Trần Văn Thắng, Trưởng phòng Vật tư – Thiết bị BVĐK tỉnh Hòa Bình; và ông Đỗ Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty Thiên Sơn. Việc này là rất quan trọng.
Đây chính là 3 cá nhân có thể giúp cởi bỏ nút thắt của vấn đề. Nếu không triệu tập được cả 3 người này, vụ án sẽ trở nên bế tắc và có thể sẽ có một bản án thiếu thuyết phục, không khách quan.
Theo Như Loan (Soha/Thời Đại)