Đây là quy tắc để tạo khoảng cách an toàn với xe phía trước. Trong thực tế tùy đoạn đường, có thể thay đổi cho phù hợp thành quy tắc 2 giây hoặc 4 giây.
Cách xác định như sau:
Lấy một mốc bên đường (cây, cột đèn...) mà xe trước vừa chạy qua, đếm nhẩm 1, 2, 3 theo nhịp của giây đồng hồ. Nếu đến 3 xe vừa tới hoặc chưa tới mốc là khoảng cách an toàn với xe trước, nếu đến 3 xe đã vượt qua mốc là khoảng cách quá gần, cần giãn ra.
Đồ họa: Việt Chung. |
Gương chiếu hậu cả trong và ngoài xe vẫn chưa đủ để quan sát khoảng không gian phía sau. Khi xe đi phía sau nhưng gần sát xe của bạn, xe đó sẽ rơi vào vùng điểm mù mà gương chiếu hậu không soi tới. Vì vậy, để an toàn khi muốn chuyển làn, chuyển hướng tài xế bên cạnh quan sát gương chiếu hậu nên quay đầu sang trái, phải để đảm bảo không có xe nào khác trong vùng điểm mù.
Trên thế giới và cả Việt Nam xảy ra nhiều tai nạn đáng tiếc xuất phát từ kiểu mở cửa ôtô không cẩn thận. Để an toàn, bất cứ ai trên xe khi muốn xuống chỉ nên mở hé cửa 10-15 cm và quan sát phía sau, xung quanh. Nếu đảm bảo không có ai đang di chuyển tới thì mới mở rộng hết cửa và bước ra ngoài.
Bất cứ khi nào không ga, phải chuyển sang chân phanh. Nguyên tắc này giúp tài xế luôn sẵn sàng đạp phanh khi gặp tình huống bất ngờ. Kể cả khi chạy cao tốc đường vắng, tài xế thôi ga cũng phải chuyển sang để hờ trên phanh. Cách làm này giúp hình thành phản xạ có điều kiện là "thôi ga, qua phanh".
Với xe số tự động, chân trái luôn luôn trong trạng thái nghỉ ngơi, chỉ hoạt động mình chân phải. Khi cần đạp ga chân phải, sau đó chuyển sang đạp phanh. Không dùng chân trái đạp phanh, chân phải đạp ga. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng xe điên vì nhầm chân phanh, ga.
Bảng đồng hồ ngoài tốc độ, vòng tua máy, tình trạng xăng còn là nơi chứa tất cả những đèn cảnh báo liên quan tới xe. Trước khi lăn bánh, chú ý quan sát bảng đồng hồ xem có dấu hiệu nào bất thường không. Chỉ cần một đèn cảnh báo sáng cũng phải lưu tâm vì có thể gây thiệt hại lớn.
Theo Đức Huy (VnExpress.net)