Các vụ va chạm từ trước ra sau được báo cáo đã giảm 49% khi phương tiện được trang bị cảnh báo va chạm phía trước và phanh khẩn cấp tự động, đồng thời hệ thống này cũng giúp giảm 53% chấn thương do va chạm từ trước ra sau.
Khi hoạt động một mình, hệ thống phanh khẩn cấp chỉ giúp giảm 16% các vụ va chạm từ trước ra sau và giảm 19% tỷ lệ thương tích, vì vậy sự kết hợp với cảnh báo va chạm phía trước vẫn được cho là mang lại sự gia tăng đáng kể về độ an toàn.
Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy hệ thống phanh khẩn cấp tự động hoạt động cực kỳ tốt trong mọi điều kiện, ngay cả khi đường xá, thời tiết và ánh sáng không thuận lợi.
Nghiên cứu cũng xem xét hiệu quả của hệ thống cảnh báo chệch làn đường, hỗ trợ giữ làn đường và hệ thống định tâm làn đường. Sự kết hợp giữa cảnh báo chệch làn đường và hỗ trợ giữ làn đường đã giúp giảm 8% số vụ va chạm, đồng thời giảm 7% thương tích khi xảy ra va chạm.
Tuy nhiên không có nhiều sự khác biệt xảy ra khi tích hợp thêm hệ thống định tâm làn đường, các vụ va chạm chỉ giảm 9%. Nghiên cứu tiếp tục cho biết không có kết quả quan trọng nào khác khi phân tích thương tích hoặc va chạm nghiêm trọng khi kết hợp các tính năng này với nhau, cũng như không tìm thấy mức giảm đáng kể nào đối với riêng hệ thống cảnh báo chệch làn đường.
Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu va chạm thông qua báo cáo từ phía cảnh sát giao thông và dữ liệu về các hệ thống được trang bị trên phương tiện do các đối tác của PARTS cung cấp. 93 mẫu xe gặp sự cố ở 13 tiểu bang từ năm 2015 đến năm 2020 đã được đưa ra phân tích.
Nhận xét về kết quả thu được, Tim Czapp, đồng Chủ tịch Ủy ban quản trị PARTS cho biết: “Những công nghệ mới nổi này có thể làm giảm đáng kể số vụ va chạm và gia ttíăngnh an toàn giao thông”.
Ông cũng chia sẻ thêm: “Các hệ thống phanh khẩn cấp tự động đang được triển khai và cho hiệu quả đã được ghi nhận trong thực tế, giúp giảm thiểu thương tích và thiệt hại về người”./.
Theo CTV Khánh Linh (Vov.vn)