Người đàn ông 44 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn chỉ vì một sai lầm sau khi say, mạch máu trong nhãn cầu bị phá hủy nghiêm trọng

13/02/2024 21:30:12

Những việc làm vô thức sau khi uống rượu có thể dẫn đến hậu họa nghiêm trọng với sức khỏe.

Bệnh nhân X (44 tuổi, Đài Loan, Trung Quốc) sau khi uống rượu say và nằm sấp ngủ đã xuất hiện tình trạng đau mắt trái. 3 ngày sau, ông dần mất đi thị lực. Khi đến bệnh viện, các bác sĩ cho biết, đồng tử bên trái của ông không còn cử động hay phản ứng với ánh sáng, cơ mắt bị liệt và mắt cũng lồi ra bên ngoài.

Người đàn ông 44 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn chỉ vì một sai lầm sau khi say, mạch máu trong nhãn cầu bị phá hủy nghiêm trọng
Khi bác sĩ khám cho bệnh nhân giấu tên, đồng tử bên trái của anh không cử động hay phản ứng với ánh sáng

Cùng với đó, nhóm bác sĩ cũng phát hiện, việc nằm sấp ngủ đã khiến áp lực đè nặng lên mắt làm cho các mạch máu dưới màng cứng nằm ngay dưới bề mặt thủy tinh thể bị phá vỡ. Điều này dẫn đến xuất huyết vầ các mô xung quanh mắt sưng lên. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc viêm dây thần kinh thị giác (ION) và bệnh hắc võng mạc trung tâm.

ION xảy ra khi máu không lưu thông đúng cách đến dây thần kinh thị giác của mắt. Dây thần kinh này mang tín hiệu từ mắt đến não và biến chúng thành hình ảnh mà bạn có thể nhìn thấy, dẫn đến mất thị lực.

Mất thị lực do ION thường là vĩnh viễn vì dây thần kinh thị giác cuối cùng ngừng hoạt động bình thường. Tuy nhiên, bệnh nhân mắc ION vẫn có thể tồn tại một số thị lực ngoại vi. Những người mắc các bệnh như huyết áp cao, cholesterol cao, bệnh tim và tiểu đường có nguy cơ mắc ION cao hơn vì chúng có thể làm giảm lưu thông máu.

Trong khi đó, bệnh hắc võng mạc trung tâm là một căn bệnh khiến chất lỏng tích tụ dưới võng mạc, lớp ở phía sau mắt có chức năng thu ánh sáng và chuyển nó thành hình ảnh. Các triệu chứng thường bao gồm việc xuất hiện các điểm mù mờ và mờ ở trung tâm tầm nhìn, các vật thể biến dạng, xuất hiện nhỏ hơn hoặc xa hơn thực tế.

6 kiểu người uống rượu tuyệt đối không nên uống rượu

1. Người có lượng đường trong máu cao và lipid máu

Nếu lượng đường trong máu và lipid máu ở mức cao thì tuyệt đối không nên uống rượu bởi sẽ dẫn đến mất kiểm soát. Ở giai đoạn đầu, insulin và thuốc hạ đường huyết đường uống sẽ quá hiệu quả trong thời gian ngắn, nhưng khi những loại thuốc này dần hết tác dụng, lượng đường trong máu sẽ tăng cao không kiểm soát và đặc biệt khi uống khi bụng đói có thể làm trầm trọng thêm tác hại do hạ đường huyết gây ra.

2. Những người mặt đỏ bừng sau khi uống rượu

Những người đỏ mặt sau khi uống rượu có khả năng phân hủy acetaldehyde chậm hơn. Acetaldehyde khi tích tụ nhanh trong cơ thể con người gây ra các phản ứng như đỏ mặt, tim đập nhanh.

Bản thân acetaldehyde gây khó chịu có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tế bào. Vì vậy, những người đỏ mặt sau khi uống rượu có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, bệnh thận và ung thư, đặc biệt là ung thư gan cao hơn người thường.

Người đàn ông 44 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn chỉ vì một sai lầm sau khi say, mạch máu trong nhãn cầu bị phá hủy nghiêm trọng - 1
Caption

3. Người bị viêm gan

Rượu đi vào cơ thể con người có ức chế và gây độc cho chức năng gan. Đối với những người bị viêm gan, việc uống rượu quá mức tương đương với việc "tự sát"

4. Người có vấn đề về đường tiêu hóa

Uống quá nhiều rượu gây hại lớn nhất cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt với những người mắc bệnh loét dạ dày, viêm dạ dày, viêm ruột… không nên uống rượu.

5. Trẻ em và phụ nữ mang thai

Gan của trẻ em còn non nớt với khả năng giải độc tương đối kém. Uống rượu có thể gây tổn thương gan, uống quá nhiều thậm chí có thể dẫn đến hôn mê và các bệnh nghiêm trọng khác. Trẻ nhỏ uống rượu sẽ gây tác hại lớn hơn, trường hợp nặng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí não.

Phụ nữ mang thai cũng được khuyên không nên uống rượu vì rượu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

6. Người mắc bệnh về mắt

Bệnh nhân cận thị và tăng nhãn áp không nên uống quá nhiều rượu. Chất metanol có trong rượu vang có tác dụng phụ độc hại rõ ràng đối với võng mạc.

Ngoài ra, rượu còn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến võng mạc, cản trở quá trình sản xuất sắc tố cảm giác thị giác ở võng mạc, dẫn đến giảm khả năng thích ứng với ánh sáng của mắt.

Những thứ không nên ăn sau khi uống rượu

1. Trà, cà phê đặc

Trà và cà phê thường được dùng sau bữa ăn. Nhiều người cho rằng việc uống trà đặc có thể giúp "giải rượu". Tuy nhiên uống rượu sẽ làm giãn mạch, tăng tốc lưu lượng máu trong cơ thể, trong khi trà đặc có thể gây hưng phấn hệ thần kinh trung ương, đẩy nhanh hơn nữa sự giãn nở và lưu lượng máu của mạch máu, từ đó dễ dẫn đến các hiện tượng nguy hại cho sức khỏe, đặc biệt với các bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, huyết áp.

Người đàn ông 44 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn chỉ vì một sai lầm sau khi say, mạch máu trong nhãn cầu bị phá hủy nghiêm trọng - 2
Caption

2. Nước có ga

Khí carbon dioxide trong đồ uống có ga có thể khiến dạ dày giãn nở nhanh chóng, tăng diện tích hấp thụ rượu của dạ dày. Đồng thời cũng thúc đẩy tốc độ rượu đi vào ruột non và tăng khả năng hấp thu rượu ở ruột non.

3. Thuốc giảm đau, thuốc cảm

Aspirin, paracetamol và các thuốc giảm đau hạ sốt khác như ethanol có thể gây kích ứng và tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa. Việc sử dụng kết hợp cả hai có thể dễ dàng gây tổn thương niêm mạc dạ dày cấp tính.

Tương tự, hầu hết các loại thuốc cảm lạnh đều chứa Paracetamol, được dùng để điều trị cảm lạnh, hạ sốt và giảm đau. Khi sử dụng thuốc cảm sau khi uống rượu có thể gây hại với cơ thể

Thuốc chữa các bệnh mãn tính như tim mạch, mạch máu não, tiểu đường, mất ngủ không nên sử dụng sau khi uống rượu, trường hợp nặng thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Theo Phạm Trang (Phụ Nữ Mới)

Nổi bật