Bỏ quên một vài bước khi nấu ăn đôi khi lại mang đến những nguy hiểm khôn lường, trường hợp dưới đây là một ví dụ.
Theo trang Image News của Trung Quốc, ông Lý, 60 tuổi, mắc bệnh thận mãn tính, tình trạng ổn định nhiều năm nhưng sau khi ăn rau chân vịt (rau bina hay cải kale), ông xuất hiện các triệu chứng như suy nhược toàn thân, buồn nôn. Sau khi nhập viện, ông được chẩn đoán bị chấn thương thận cấp tính, phải chạy thận dể suy trì sự sống. Bác sĩ sắp xếp để ông Lý kiểm tra chọc thận và phát hiện có hơn 10 tinh thể oxalate hình đĩa với các kích cỡ khác nhau trong ống thận.
Sau đó, ông Lý kể rằng trước khi phát bệnh, ông đã ăn một đĩa lớn rau bina xào sống, vì ông ăn mà không chần nên bác sĩ suy đoán đây có thể là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này.
Các bác sĩ cảnh báo: “Nếu ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng oxalate cao trong thời gian ngắn, axit oxalic sẽ kết hợp với canxi trong cơ thể con người tạo thành canxi oxalate, có thể gây tổn thương ống kẽ thận cấp tính. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nặng nhất ở những bệnh nhân có bệnh lý nền hoặc bệnh thận”.
Trong cuộc sống hàng ngày, có 6 loại rau có hàm lượng axit oxalic cao bao gồm:
- Rau bina.
- Hạt cải dầu.
- Rau dền.
- Rau răm.
- Rau mù tạt.
- Hương xuân.
Chúng đều có hàm lượng axit oxalic cao, cần phải chú ý đến lượng ăn vào và thành thạo cách nấu. Trước khi nấu những loại rau này, tốt nhất nên cho chần qua nước để loại bỏ phần lớn axit oxalic do chất này dễ tan trong nước.
Ngoài những bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính, việc bổ sung quá nhiều axit oxalic ở người bị sỏi thận cũng sẽ thúc đẩy hình thành sỏi canxi oxalat, dễ gây tắc nghẽn và tổn thương thận, vì vậy hai đối tượng này nên duy trì chế độ ăn uống hợp lý, ăn ít oxalate, ít chất béo và canxi.
Theo Mỹ Diệu (Phụ Nữ Mới)