Mỗi tháng đưa vợ 10 triệu chi tiêu, sau chuyến du lịch cùng công ty tôi, cô ấy đòi ly hôn

20/04/2024 14:27:21

Tôi thấy khoảng thời gian thất nghiệp là sự may mắn của bản thân. Nhờ đó mà tôi hiểu hơn về con người của vợ. Đến khi đi làm trở lại tôi không dám đưa tiền cho vợ giữ nữa.

Tôi tự nhận thấy bản thân là người chồng có trách nhiệm với gia đình, kiếm tiền giỏi. Những năm mới lấy nhau, tôi cho rằng vợ là người chín chắn hiểu chuyện và đảm đang. Thế nên làm được đồng nào tôi đưa cho vợ giữ, bản thân chỉ giữ vài triệu để đổ xăng ăn sáng.

Tháng nào cũng được giữ lương của chồng, vợ vui lắm và gia đình lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười. Suốt 5 năm cưới nhau chưa bao giờ thấy cô ấy nặng lời với chồng. Nhưng khi tôi bị thất nghiệp 1 năm thì bản chất con người của vợ lộ ra làm tôi phát sợ.

Khi đó công ty phá sản, tôi chưa thể tìm được việc mới, ở nhà đưa đón con và lo cơm nước cho gia đình, còn vợ đi làm. Hằng ngày cô ấy đưa cho tôi 100 nghìn đi chợ. Với số tiền đó chỉ đủ mua thức ăn cho cả gia đình vào bữa tối. Tôi nhắc vợ đưa thêm tiền để chồng ăn sáng và trưa thì vợ cau mày nói:

“Không làm ra tiền anh nên chi tiêu tiết kiệm đi cho vợ con nhờ. Sáng và trưa ăn cơm với đồ kho, tối thì ăn tươi, anh mà ra ngoài ăn ngày 2 lần thế thì gia đình vỡ nợ mất”.

Mỗi tháng đưa vợ 10 triệu chi tiêu, sau chuyến du lịch cùng công ty tôi, cô ấy đòi ly hôn
Tôi nhắc vợ đưa thêm tiền để chồng ăn sáng và trưa thì vợ cau mày. (Ảnh minh họa)

Tôi tức tối bảo:

“Những năm qua, tháng nào em cũng lĩnh 30 triệu của anh đều như vắt chanh. Bây giờ anh không làm ra tiền em khinh sao. Nếu biết em là người kẹt xỉ thế thì anh đã lập quỹ đen phòng khi mất việc còn có khoản để chi tiêu và không phụ thuộc vào vợ”.

Suốt 1 năm bị thất nghiệp đó, tôi chịu rất nhiều áp lực. Mỗi lần ai mời ăn cưới hay tiệc tùng gì đó tôi lại đau đầu nghĩ cách xin tiền vợ. Lần nào mở miệng hỏi tiền vợ, tôi cũng bị giáo huấn 1 bài rồi cô ấy mới chịu chi tiền.

Điều tôi bức xúc nhất đó là khi mẹ tôi bị bệnh, tôi bảo vợ đưa 5 triệu biếu bà. Nhưng cô ấy nói:

“Tiền chứ có phải giấy đâu, số tiền đó không nhỏ chút nào, biếu bà 500 nghìn là đủ rồi. Từ lần sau nhà ai người ấy lo, em không có nghĩa vụ bỏ tiền túi ra phục vụ nhà chồng”.

Tôi thấy khoảng thời gian thất nghiệp là sự may mắn của bản thân. Nhờ đó mà tôi hiểu hơn về con người của vợ. Đến khi đi làm trở lại tôi không dám đưa tiền cho vợ giữ nữa.

Hàng tháng tôi chỉ đưa cho vợ 10 triệu để chi tiêu sinh hoạt và nuôi con. Số tiền còn lại để nguyên trong tài khoản phòng khi ốm đau bệnh tật hay bị thất nghiệp.

Mỗi tháng đưa vợ 10 triệu chi tiêu, sau chuyến du lịch cùng công ty tôi, cô ấy đòi ly hôn - 1
Lần nào mở miệng hỏi tiền vợ, tôi cũng bị giáo huấn 1 bài rồi cô ấy mới chịu chi tiền. (Ảnh minh họa)

Hôm vừa rồi, công ty tôi tổ chức đi du lịch và có vợ con đi kèm. Vợ rất bức xúc khi phát hiện ra thu nhập hiện tại của tôi là 50 triệu nhưng chỉ đưa cho cô ấy 1 chút ít. Lúc đầu cô ấy giận dỗi bằng cách mang gối qua phòng khác ngủ. Sau vợ tức tối nói:

“Chồng giữ tiền nhiều làm gì, có tiền trong tay rồi lại hẹn hò nhậu nhẹt hay ngoại tình. Tốt nhất anh đưa hết tiền cho em giữ không lại hư người. Nếu anh không chịu thì đường ai nấy đi. Em không thể cả đời làm người giúp việc không công cho chồng được”.

Tôi bảo:

“Chồng rất muốn đưa toàn bộ lương cho vợ giữ nhưng lần bị thất nghiệp đã nếm chải đủ cay đắng do không có tiền. Vì thế từ nay trở đi tiền ai làm người ấy giữ, anh biết làm ra tiền mà không giữ được tiền sao. Anh mất niềm tin vào vợ như hiện tại là do lỗi ở em. Nếu như lúc trước anh bị thất nghiệp, mỗi ngày em chỉ cần bỏ ví anh 50 nghìn thì chồng sẽ nể phục vợ và làm gì có ý nghĩ lập quỹ đen.

Anh nhớ lúc đó ví có đồng nào đều bị em moi cho sạch, chỉ còn vài đồng tiền giấy là vợ không lấy. Em đối xử tệ với chồng thì sao anh còn tin tưởng giao tiền cho nữa”.

Hôm qua, cô ấy còn ép tôi phải giao tiền kiếm được mỗi tháng cho vợ giữ, nếu không đường ai nấy đi. Trước sức ép của vợ, tôi phải làm sao đây?

Theo Phương Linh (Tri thức & Cuộc sống)

 

Nổi bật