Làm gì để tăng sức đề kháng khi thời tiết giao mùa?

03/11/2023 14:00:06

Vào thời đểm thời tiết giao mùa, sức đề kháng của con người kém hơn bình thường nên rất dễ mắc bệnh. Do đó cần chủ động nâng cao sức đề kháng để phòng ngừa tác nhân gây bệnh, hạn chế nguy cơ mắc bệnh và giảm biến chứng.

Sức đề kháng là tấm lá chắn bảo vệ sức khỏe tự nhiên của con người. Trường hợp các yếu tố gây bệnh xâm nhập vào cơ thể thì hệ miễn dịch sẽ huy động các yếu tố miễn dịch để chống lại những yếu tố gây bệnh.

Trong khi đó, thời điểm giao mùa, thời tiết chuyển dịch nóng, lạnh đột ngột, kết hợp với tình trạng suy giảm sức đề kháng do thiếu hụt vitamin và khoáng chất ở nhiều đối tượng chính là điều kiện cho các các yếu tố gây hại phát triển và làm hại sức khỏe con người.

Làm gì để tăng sức đề kháng khi thời tiết giao mùa?

Chính vì vậy, việc tăng cường sức đề kháng trong thời điểm giao mùa là điều vô cùng cần thiết để củng cố lớp lá chắn bảo vệ sức khỏe, hạn chế và giảm thiểu khả năng gây hại của mầm bệnh.    

4 cách đơn giản giúp nâng cao sức đề kháng khi giao mùa

Ngay từ bây giờ hãy áp dụng ngay 4 cách sau đây để củng cố hệ miễn dịch, bảo vệ sức khỏe trước sự thay đổi thất thường của thời tiết.

Giảm căng thẳng: Tình trạng căng thẳng có thể làm cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, không tỉnh táo, gây ra sự rối loạn trao đổi chất, mất cân bằng các hormone trong cơ thể. Tình trạng này nếu để kéo dài có thể gây suy yếu hệ miễn dịch và trở thành lỗ hổng để các yếu tố gây hại xâm nhập. Do đó, duy trì một trạng thái tinh thần ổn định cũng là một cách để giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Luyện tập thể dục hàng ngày: Trên thực tế, mỗi ngày chỉ cần duy trì luyện tập các bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ nhanh, chơi cầu lông, bóng bàn cũng có thể kích thích các tế bào miễn dịch hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, thể dục thể thao cũng sẽ là phương pháp tốt giúp giải phóng hormone endorphin có tác dụng hỗ trợ giảm đau, xua tan căng thẳng và giúp ngủ ngon hơn.

Làm gì để tăng sức đề kháng khi thời tiết giao mùa? - 1

Ngủ đúng giờ, đủ giấc: Ít người biết rằng giấc ngủ có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể. Điều này có tác động tích cực làm sản sinh ra chất melatonin có tác dụng ức chế estrogen, giúp tăng cường miễn dịch.

Ăn uống đủ chất: Duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đủ chất sẽ giúp nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể, từ đó thúc đẩy sự hoàn thiện và nâng cao của hệ miễn dịch. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc bổ sung vitamin C kết hợp với kẽm có tác dụng hỗ trợ chống oxy hóa, giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng. Do đó cần tăng cường các loại thực phẩm chứa vitamin C và kẽm như cam, chanh, bưởi, ổi, hàu, thịt, trứng, tôm, cua, sò, các loại đậu…

Ngoài ra nên duy trì bổ sung các loại thực phẩm chứa vitamin nhóm A, nhóm B và các loại khoáng chất như canxi, magie như cám gạo, ngũ cốc, các loại đậu, thịt, cá, tôm, trứng sữa, các loại dầu oliu, dầu hướng dương, cà rốt, bí ngô, su hào, củ cải, các loại rau xanh…

Lưu ý uống đủ lượng nước từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày để giúp cơ thể luôn ở trong trạng thái cân bằng và đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu.

Làm gì để tăng sức đề kháng khi thời tiết giao mùa? - 2

Những thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch

Cam, chanh, bưởi

Hầu hết các loại trái cây có múi đều chứa hàm lượng vitamin C cao. Chúng có tác dụng xây dựng hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn. Bổ sung đủ lượng vitamin C cho cơ thể cũng giúp làm tăng sản xuất các tế bào bạch cầu và chống lại nhiễm trùng. Một số loại trái cây có múi dễ tìm kiếm như cam, chanh, bưởi… sẽ giúp bạn cải thiện hệ miễn dịch.

Ớt chuông đỏ

Một trong những thực phẩm giàu vitamin C chúng ta không nên bỏ qua đó chính là ớt chuông đỏ. Loại ớt này có lượng viatmin C cao gấp 2 lần so với cam. Bên cạnh tác dụng tăng cường hệ miễn dịch thì ớt chuông đỏ cũng chứa hàm lượng lớn beta carotene có lợi cho làn da và sức khỏe đôi mắt.

Làm gì để tăng sức đề kháng khi thời tiết giao mùa? - 3

Táo tàu

Táo tàu có tác dụng an thần, ích trí bổ não, tăng cảm giác thèm ăn, nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra, táo tàu còn có thể phòng và điều trị bệnh huyết áp cao, loãng xưỡng và thiếu máu. Vì vậy, đây là thực phẩm bổ dưỡng đặc biệt tốt trong thời tiết giao mùa cho người già và trẻ nhỏ.

Ngoài ra, do táo tàu có chứa một số lượng lớn các chất chống dị ứng như cyclic adenosine monophosphate nên nó có thể ngăn chặn sự xuất hiện các triệu chứng của bệnh dị ứng.

Hoa cúc

Cúc hoa có tác dụng trị chóng mặt, đầu đau, mắt đỏ, hoa mắt, nặng một bên đầu… Hoa cúc còn có tác dụng kháng viêm và cải thiện hệ miễn dịch, từ có thể rút ngắn thời gian bị bệnh cúm và làm giảm các triệu chứng ho, sốt, nhức đầu, sạch họng, nghẹt mũi.

Khoai lang

Khoai lang được đánh giá là một trong những thực phẩm tốt nhất trong thời tiết giao giao mùa. Nó có tác dụng ngăn ngừa ung thư, chống táo bón, giảm béo, thường xuyên ăn khoai lang có thể kéo dài tuổi thọ.

Khi thời tiết thay đổi, từ nóng chuyển sang lạnh, nhiều người dễ bị sốt vì cảm, không ra được mồ hôi. Ăn khoai lang có thể giúp người bệnh ra mồ hôi, giảm sốt. Người bệnh chỉ cần nấu khoai lang trắng với cải bẹ xanh và ăn thay cơm.

Tuy nhiên, các trường hợp tiêu chảy, viêm dạ dày đa toan, đường huyết thấp nên tránh ăn khoai lang.

Làm gì để tăng sức đề kháng khi thời tiết giao mùa? - 4

Đu đủ

Đu đủ cũng là một trong những loại trái cây chứa nhiều vitamin C. Bên cạnh tác dụng tăng cường miễn dịch, loại quả này còn giúp chống viêm hiệu quả do có chứa enzyme tiêu hóa papain. Bổ sung đu đủ trong thực đơn hàng ngày sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Bên cạnh đó, đây cũng là loại thực phẩm chứa nguồn kali, vitamin B và folate dồi dào rất có lợi cho cơ thể.

Trà xanh

Trà xanh có hàm lượng chất chống oxy hóa mạnh mẽ, trong đó có hợp chất EGCG. Hợp chất này có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Trà xanh cũng là nguồn axit amin L-theanine có lợi giúp sản xuất các chất chống vi trùng trong tế bào. Một vài lưu ý nhỏ đó chính là không dùng trà xanh khi đang đói hoặc ngay sau khi vừa ăn no.

Óc chó

Quả óc chó là thực phẩm bổ não tuyệt vời nhất, vừa là món ăn bổ thận cố tinh, nhuận phổi, chống hen suyễn. Ngoài ra còn điều trị hiệu quả các các bệnh thường gặp khi thời tiết giao mùa như thận hư, đi tiểu nhiều lần, ho…

Quả lê được Đông y coi là vị thuốc rất hiệu quả trong việc chữa các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, ho, khản tiếng… Theo Đông y, lê tính mát, vị hơi chua, có tác dụng nhuận phế, tiêu đờm, giảm họ, thanh nhiệt, tiêu độc, nhuận tràng, sinh tân dịch, dưỡng huyết… nên rất thích hợp để ăn trong những ngày thời tiết chuẩn bị sang thu.

Làm gì để tăng sức đề kháng khi thời tiết giao mùa? - 5

Các loại gia vị

Thêm một số loại gia vị như tỏi, gừng, nghệ vào các món ăn sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Do trong những loại gia vị này đều có chứa hàm lượng các chất chống oxy hóa và hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Một số hợp chất kháng viêm cũng được tìm thấy trong những loại gia vị này. Để cải thiện hệ miễn dịch và làm giảm nguy cơ mắc bệnh, bạn hãy thêm chúng vào các món ăn hàng ngày.

PN (SHTT)

Nổi bật