Cha mẹ nào cũng mong ước con cái thành đạt
Bà Châu (Thiểm Tây, Trung Quốc) từng ghen tị với những bậc cha mẹ có con cái thành đạt, giàu có. “Tôi cảm thấy đó như một tấm vé bảo hành cho những năm tháng tuổi già sau này”, bà nói. Nhưng cho đến khi làm bảo mẫu cho bà Trần - cụ bà 75 tuổi có cuộc sống mà nhiều người mơ ước, người này mới nhận ra đôi khi có những đứa con không quá xuất sắc lại là một loại hạnh phúc khác.
Sinh ra ở vùng quê nghèo, cả đời bà Châu dường như đã bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Bà luôn mong muốn con cái mình thành đạt, lên thành phố lớn để kiểm sống. Mục đích là để vợ chồng bà có cơ hội được ra phố, sống trong một căn hộ đầy đủ tiện nghi.
Nhưng tiếc là con trai và con gái bà lại không làm được điều này. Con gái lớn chỉ học hết cấp 3 rồi đi làm công nhân tại công ty gần nhà. Vài năm sau, cô con gái cũng sớm kết hôn với người cùng làng. Nhìn chung, cuộc sống chỉ dừng lại ở mức đủ ăn tiêu hàng ngày.
Còn con trai út tuy đỗ đại học nhưng sau khi ra trường anh không xin được việc. Bà Châu lại phải cho tiền để mở một quán ăn nhỏ gần nhà nhằm có thu nhập để nuôi bản thân. Hiện giờ con trai bà đã ngoài 30 tuổi nhưng chưa lập gia đình.
Để hỗ trợ tiền mua nhà cho con trai sau này, hết vụ mùa, vợ chồng bà Châu lại lên thành phố để tìm công việc. Chồng bà thường làm bảo vệ cho một số công trường. Còn bà làm đủ nghề miễn sao được trả lương.
Bà cho biết nhờ làm việc trên thành phố, 2 vợ chồng bà có thêm đồng ra, đồng vào. Nhưng để đạt được số tiền nhằm hỗ trợ con trai mua nhà là một khoảng cách lớn. Chính vì điều này, nhiều lúc, bà vẫn than phiền với chồng rằng sao đến tuổi này vẫn phải vất vả để chăm lo cho tương lai của con.
Nhiều tiền cũng chưa chắc đã hạnh phúc
Suy nghĩ này mãi tồn tại trong tâm trí bà Châu cho đến khi người phụ nữ này đến làm giúp việc cho bà Trần. “Lúc mới lên thành phố, tôi làm công nhân quét dọn. Được người quen giới thiệu làm bảo mẫu cho một cụ già với mức lương 5.000 NDT/tháng (khoảng 16 triệu đồng), tôi nhận lời luôn”, người này kể lại.
Chia sẻ thêm, bà Châu cho biết bà chủ trả lương cho mình là một người giàu có. Bà ở trong khu căn hộ cao cấp rộng đến 260m2. Người phụ này có 2 người con trai đều đã định cư ở nước ngoài với cuộc sống giàu có.
Bản thân bà Trần cũng có mức lương hưu cao. Hơn nữa trước khi chồng bà qua đời cũng để lại một khoản tiền lớn. Vì vậy, hiện tại, cuộc sống của bà không hề áp lực về tài chính.
Tuy nhiên, sau khi làm việc tại nhà bà Trần được 2 tháng, bà dần hiểu người chủ của mình hơn. Bà nhận ra người phụ nữ này không hạnh phúc như những gì mọi người tưởng tượng.
Hai con trai của bà Châu kể từ khi đi làm rồi định cư ở nước ngoài họ hiếm khi về thăm mẹ. Dẫu vậy, vợ chồng ông bà Trần vẫn có thể tự chăm sóc lẫn nhau. Cho đến năm 2018, ông Trần qua đời vì ung thư. “Tôi còn nhớ khi ông ấy mất, 2 đứa con trai tôi không thể về ngay. Mãi đến 2 ngày sau chúng mới có mặt ở nhà. Bố con cũng chẳng có cơ hội nhìn mặt nhau lần cuối”, người phụ nữ này kể lại.
Sau khi ông xã mất, 2 con không thể đưa bà sang nước ngoài. Người phụ nữ này lại cô đơn trong chính căn nhà của mình. Một lần đang đi xuống cầu thang, bà Trần bị trượt chân ngã. Song không được cấp cứu sớm nên bà bị tai biến nhẹ. Cho đến khi bà phải vào bệnh viện, người chăm sóc cũng chỉ là những hàng xóm và anh chị em ruột thịt. Bà kể rằng các con nói sẽ gửi tiền để mẹ chữa bệnh chứ không thể về do khoảng cách địa lý quá xa. Chính điều này ảnh hưởng đến tâm trạng của người phụ nữ này. Bà luôn tỏ ra chán nản.
“Làm tại nhà bà Trần được hơn 1 năm, nhiều lúc tôi thấy người phụ nữ này gợi chuyện để cho các con về thăm mẹ nhưng chúng luôn có lý do là bận việc”, bà Châu kể. Nhiều khi đến Tết, nhà nhà người người đoàn tụ. Người phụ nữ này vẫn chỉ có một mình.
“Cho đến lúc này tôi dần nhận ra. Các con của mình tuy không giàu có nhưng nó vẫn ở quanh đây. Tôi chỉ cần một cuộc điện thoại là tất cả đều có mặt đông đủ. Dù khi có bệnh và có chút khó khăn về tài chính nhưng được các con chăm sóc vẫn tốt hơn phải nhờ đến người ngoài. Tất nhiên, tôi sẽ không phải sống cô đơn như bà Trần trong căn nhà rộng đến hơn 200m2”, người phụ nữ giúp việc nói.