Bài viết là lời chia sẻ của ông Lâm, 68 tuổi, sống tại Quảng Đông (Trung Quốc). Sau khi được đăng tải trên Toutiao, câu chuyện của ông đã thu hút sự đông đảo của nhiều người.
Tôi 62 tuổi, sinh ra và lớn lên trong một gia đình làm nông nghiệp, nên gia cảnh nghèo khó. Cha mẹ tôi lại sinh nhiều con, tôi là anh cả, dưới có 5 người em. Từ nhỏ đến lớn, anh em chúng tôi luôn sống trong cảnh "thiếu trước hụt sau". Thấu hiểu nỗi khó khăn của gia đình nên tôi đã nỗ lực học tập, mong muốn thoát đói nghèo và có điều kiện hỗ trợ các em.
Nhờ nỗ lực chăm chỉ nên tôi trúng tuyển vào một trường Đại học có tiếng. Sau khi tổt nghiệp, tôi không về quê mà bám trụ lại thành phố lớn. Dần dần, tôi được thăng chức, từ nhân viên lên trưởng nhóm, trưởng phòng, phó Giám đốc và Giám đốc điều hành một công ty truyền thông.
Sau nhiều năm bươn trải, cuộc sống của tôi ổn định, có "của ăn của để". Tôi cũng có vợ đẹp, con khôn, công việc kinh doanh ngoài cũng phát triển. Vì có điều kiện kinh tế nhất trong gia đình nên mỗi khi về quê, ngoài biếu tiền cha mẹ già, tôi còn cho các em chút tiền. Dù gì, các em của tôi chỉ làm nông nghiệp hoặc công nhân nên cuộc sống còn nhiều vất vả.
Thấy tôi có điều kiện kinh tế tốt, các em của tôi thường vay tiền, khi thì một vài triệu đồng, lúc vài chục triệu đồng, thậm chí người em út còn vay của tôi 200 triệu đồng để xin việc cho con. Nói thật những khoản to thì tôi đốc thúc họ trả, còn khoản bé một vài triệu tiêu vặt thì tôi coi như cho các em. Nhưng điều khiến tôi buồn bực là các em chây ì trong việc trả nợ, khất lần nhiều năm không trả. Các em chẳng trả tiền gốc chứ đừng nói đến số tiền lãi nhiều năm trời.
Mỗi lần nhắc đến chuyện tiền nong, các em đều lờ đi, xin được gia hạn. Sau khi 2 vợ chồng tôi về hưu, kinh tế cũng không tốt như trước. Hơn nữa, 2 con tôi đi du học nên việc học tập, sinh hoạt rất tốn kém. Chính vì thế, vợ chồng tôi nhiều lần đòi số tiền cho các em vay trước đây nhưng họ "mặt nặng mày nhẹ", cho rằng vợ chồng tôi có chút tiền nên vênh váo, kiêu ngạo.
Tôi khổ tâm vô cùng, 2 vợ chồng tôi lục đục suốt ngày cũng vì vấn đề này. Tới 68 tuổi, tôi mới nhận ra, anh chị em ruột thịt dù thân thiết nhau đến đâu cũng không nên tiết lộ 2 điều sau.
1. Không tiết lộ tình hình tài chính
Người ta nói rằng, lợi ích và tiền bạc là tiêu chí quan trọng để phần nào đánh giá được tính cách và các mối quan hệ. Trên đời này không có ai là không thích tiền. Ngay cả trẻ em cũng biết rằng tiền có thể mua được những món đồ chơi mà chúng thích. Trong nhiều mối quan hệ, tiền bạc thường là nguồn gốc của xung đột và là thước đo để thử thách các mối quan hệ.
Khi con người đến tuổi trung niên, tình hình tài chính của họ tương đối ổn định. Chúng ta có thể đảm bảo có cuộc sống tốt, giúp đỡ bố mẹ và hỗ trợ cả anh chị em ruột thịt nếu dư dả kinh tế. Tuy nhiên, một vấn đề rất thực tế là một số anh chị em ruột thịt lại trở nên ghen tị.
Trong Tâm lý học có "hiệu ứng ngưỡng": Tức là người đối diện có thể đưa ra những yêu cầu nhỏ dành cho bạn, hoặc yêu cầu bạn thực hiện một số hành vi đơn giản trước. Và họ sẽ tăng những yêu cầu ngày càng cao hơn, như vậy bạn thường sẽ chấp thuận.
Hiệu ứng ngưỡng nhấn mạnh việc đưa ra yêu cầu “từng bước một”, nhưng điều này có thể khiến ham muốn của đối phương ngày càng lớn hơn và bạn sẽ ngày càng trở nên thụ động hơn.
2. Đừng tiết lộ những điều tốt đẹp, thuận lợi của riêng mình
Càng về già, bạn càng không nên dễ dàng chia sẻ những điều tốt đẹp trong gia đình với người khác, kể cả anh chị em ruột thịt. Không phải ai cũng xởi lởi, vô tư, suy nghĩ giống chúng ta.
Khi bạn có sự nghiệp thành công, gia đình hạnh phúc, con cái thành đạt, liệu anh chị em ruột thịt của bạn có thực sự vui mừng tận đáy lòng?
Tôi từng xem một video ngắn cách đây không lâu: Có 3 chị em trở về nhà bố mẹ. Người chị cả mặc chiếc váy hàng hiệu đắt tiền, khoe rằng được chồng tặng. Hai người em nghe vậy hời hợt khen ngợi người chị có chồng tốt nhưng đằng sau lưng lại ghen ghét, đố kỵ. Họ cho rằng anh rể của họ là kẻ xu nịnh vợ, đổ cho rằng anh ta làm gì mắc lỗi mới phải mua váy tặng vợ. Hay khi người chị cả khoe con gái mới đỗ Đại học top đầu, người em thứ hai liền mỉa mai: "Đầy người học Đại học vẫn thất nghiệp".
Họ rõ ràng là chị em thân thiết nhưng khi nghe được những điều tốt đẹp về nhau, họ không hề vui vẻ mà lại đầy oán hận, vu khống. Tuy chỉ là ví dụ nhưng thực tế còn tàn khốc hơn, cuộc đấu tranh nội bộ giữa anh chị em lại càng khốc liệt hơn.
“Hiệu ứng nho chua” trong tâm lý học sẽ cho chúng ta biết sự thật. Hiệu ứng này ám chỉ tâm lý nếu không có được những thứ hay thành công mà người khác có, bạn sẽ có tâm lý rằng, mọi thứ người khác có đều là xấu.
Bản chất của loại tâm lý này là khiến bản thân dễ chịu hơn. Cơ chế hình thành của nó xuất phát từ sự so sánh lẫn nhau. Nếu không thể so sánh với người khác, bạn sẽ dùng tâm lý "nho chua" để giải toả nỗi bất an nội tâm.
Vì vậy, đừng chia sẻ những điều tốt đẹp ở nhà với anh chị em. Một khi mở miệng, vô hình chung sẽ dẫn đến sự so sánh. Những người làm tốt sẽ muốn lấn át bạn, trong khi những người làm không tốt bằng bạn sẽ có tâm lý cay đắng và sẽ công khai hoặc ngấm ngầm chỉ trích bạn. Chỉ cần bản thân biết mình hạnh phúc, an nhiên là đủ.
Những người khiến bạn tổn thương nhiều nhất chính là người thân thiết nhất, trong đó có anh chị em ruột thịt của bạn. Họ biết rõ nhất những điểm yếu, khuyết điểm của bạn nên có thể khiến bạn tổn thương. Vì vậy, hãy hiểu rõ những nguyên tắc này càng sớm càng tốt và thận trọng khi đối xử với anh chị em của mình.
Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.
Theo Ứng Hà Chi (Nguoiduatin.vn)