Tùy theo phong tục của từng địa phương hoặc lối sống của từng nhà mà mâm cúng rằm Trung thu có sự thay đổi nhỏ. Nhưng nhìn chung, một mâm lễ cúng rằm Trung thu sẽ bao gồm: Hương, một lọ hoa tươi, đèn, nến, xôi, đĩa trái cây, bánh Trung thu, bánh dẻo, một con gà luộc, gạo và muối. Nhưng để tránh mất lộc, sau lễ cúng rằm Trung thu cần lưu ý những điểm sau:
Bỏ hoa tươi
Sau khi thắp hương và hạ lễ xuống chúng ta vẫn thường có thói quen để hoa tươi rất lâu trên bàn thờ. Thậm chí rất nhiều nhà để lọ hoa tươi cả tuần hoặc 2 tuần trên bàn thờ cho tới khi chúng héo úa khô lại vẫn chưa chịu vứt đi. Và chỉ khi nào tới lần thắp hương sau, khi mua hoa tươi mới về thì họ mới nghĩ tới việc đổ những bông hoa tươi héo úa trên bàn thờ đi.
Việc thắp hương hoa tươi xuất phát từ sự thành kính rất tốt, nhưng việc chúng ta để hoa tươi quál lâu trên bàn thờ không chịu hạ xuống, vứt đi là điều không nên làm. Bởi theo phong thủy hoa khô héo úa thể hiện cho sự chết chóc và khi đặt chúng quá lâu tới mức chúng chết khô trên bàn thờ là điều cực kỳ cấm kỵ.
Giấy tiền, vàng mã
Nhiều người thường cúng thêm vàng mã để cúng cho người cõi âm trong ngày rằm, nhưng sau khi thắp hương xong thì bạn nên hóa vàng ngay lập tức.
Theo tâm linh việc để tiền vàng lên bàn thờ chẳng những không thúc tài vượng vận mà còn khiến cho việc làm ăn của gia chủ bị trì trệ, nhiều khó khăn ngáng trở khiến khó lòng thành công như ý. Tiền bạc đâu chẳng thấy về nhà mà ngược lại còn mất tiền tốn của, túng thiếu trăm bề. Vì thế dù bận rộn đừng quên việc hóa vàng ngay sau lễ cúng.
Đồ ăn đã nấu chín
Trong phong thủy trong những ngày rằm, bạn hoàn toàn có thể cúng lễ mặn lên bàn thờ tổ tiên, Thổ Địa, Thần Tài... Nhưng bạn không nên để những thứ này quá lâu trên bàn thờ.
Sau khi hết hương bạn nên vái lạy và hạ lễ xuống để thưởng thức, hưởng lộc. Nếu bạn để quá lâu sẽ khiến cho mùi thức ăn ảnh ám lại và ảnh hưởng tới chốn linh thiêng của gia đình.
NT (SHTT)