Cậu bé quần tụt xuống tận đầu gối được ông dắt đi khắp trung tâm thương mại, biết nguyên nhân ai cũng chỉ trích cha mẹ cậu vì một điều

18/01/2024 10:03:02

Chiếc quần của đứa trẻ bị tuột xuống tận đầu gối nhưng ông không hề hay biết.

Chắc hẳn không có may mắn nào bằng khi sinh con ra mà được ông bà hỗ trợ trông con giúp. Lúc đó, cha mẹ không cần phải đau đầu suy nghĩ đến chuyện thuê người giúp việc, càng không phải sợ cảnh con bị đánh, bị bỏ đói, hay bị thiếu tình thương yêu. Bởi nếu nói về mức độ yêu chiều trẻ con thì có lẽ ông bà phải được xếp thứ nhất.

Tuy nhiên, do tuổi cao sức yếu nên họ không còn nhanh nhẹn và minh mẫn nữa. Vì vậy, người già thường gây ra những sơ suất nhỏ, nhưng cũng chẳng ai nỡ trách móc. Nhưng nếu ông bà thường xuyên xảy ra lỗi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

Mới đây, tại một trung tâm mua sắm ở tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) xuất hiện một người người đàn ông lớn tuổi dẫn cháu trai đi mua sắm. Điều kỳ lạ ở chỗ là chiếc quần của đứa trẻ bị tuột xuống tận đầu gối nhưng ông không hề hay biết. Đứa trẻ tầm khoảng 3 – 4 tuổi, đang khá bối rối trước ánh nhìn của mọi người xung quanh.

Cậu bé quần tụt xuống tận đầu gối được ông dắt đi khắp trung tâm thương mại, biết nguyên nhân ai cũng chỉ trích cha mẹ cậu vì một điều
Đứa trẻ bị tụt quần được ông dẫn đi trung tâm thương mại

Hoá ra, cha mẹ đứa trẻ này bận rộn, lại thường xuyên phải đi công tác nên đã gửi con cho ông bà nuôi nấng. Tuy nhiên, ông bà nội già yếu, không còn nhanh nhẹn như trước nữa. Biết được sự thật, nhiều người bày tỏ không hài lòng về cha mẹ của bé.

Trước đó, cũng tại một trung tâm thương mại tại Trung Quốc đã xảy ra một sự việc đau lòng. Mọi người xung quanh vô cùng bàng hoàng khi chứng kiến cảnh 2 ông cháu ngã từ tầng 4 xuống đất. Khi đang đi thang cuốn, đứa trẻ dù được ông bế nhưng vẫn nhoài người ra nghịch ngợm, người ông với theo đỡ cháu nên cả 2 cùng gặp nạn.

Nhiều người già trở thành "giúp việc toàn thời gian" cho con cái ở thành phố

Đối với các đôi vợ chồng ở thành thị Trung Quốc, chăm sóc con cái là một vấn đề lớn, bởi thông thường, cả hai người đều phải làm việc cật lực mới chi trả được sinh hoạt phí đắt đỏ. Không thể tự trông nom bọn trẻ, họ đành nhờ ông bà nội ngoại lấp chỗ trống. Vì thế, hàng triệu người cao tuổi Trung Quốc đã trở thành những laopiao hay "người già trôi dạt", chấp nhận rời quê hương, lên những thành phố để chăm cháu.

Theo Tang Xiaojing, giảng viên xã hội học tại Đại học Sư phạm Hoa Đông ở Thượng Hải, vì trưởng thành trong thời kỳ chính sách một con, các ông bà Trung Quốc thường sẵn sàng hy sinh cho gia đình và đầu tư cho đứa con duy nhất.

"Họ nghĩ chăm lo con cái và gia đình là trách nhiệm của bậc làm cha mẹ", Tang giải thích. "Khi đứa con lập gia đình, họ vẫn tiếp tục mối quan hệ bố mẹ - con cái trong quá khứ".

Cậu bé quần tụt xuống tận đầu gối được ông dắt đi khắp trung tâm thương mại, biết nguyên nhân ai cũng chỉ trích cha mẹ cậu vì một điều - 1
Người lớn tuổi đưa cháu đi ngắm hoa cúc tại một công viên ở tỉnh Cam Túc. Ảnh: Sui Zhen/People Visual.

Ngồi một mình trong căn hộ của con gái ở Thượng Hải, bà Liu Xiumei tưởng tượng về chuyến du lịch cùng chồng. Nhưng hiện tại bà phải trông cháu ngoại.

Năm 2014, Chongyang, con gái bà Liu mang bầu lần đầu. Như bao phụ nữ cùng tuổi khác, bà chuyển tới Thượng Hải để tiện giúp đỡ con, bỏ lại cuộc sống riêng ở Hồ Bắc. Bà cứ nghĩ sẽ ở Thượng Hải vài năm cho đến khi Chongyang có thể tự nuôi con nhưng mọi chuyện không diễn ra như vậy.

Năm 2015, Trung Quốc xóa bỏ chính sách một con. Chẳng bao lâu sau, cùng với hàng triệu cặp vợ chồng khác, Chongyang mang bầu lần thứ hai. Nhiệm vụ chăm sóc cháu ngoại của bà Liu bỗng dưng bị tăng gấp đôi.

Năm năm qua, không ít người cùng thế hệ với bà rơi vào hoàn cảnh tương tự. Từ ngày chính sách kế hoạch hóa gia đình được nới lỏng, các ông bà Trung Quốc càng thêm gánh nặng trên vai.

Cha mẹ có nên phó mặc con nhỏ cho ông bà chăm sóc?

Với nhiều gia đình, việc để ông bà hỗ trợ chăm cháu được xem là lựa chọn tối ưu. Tuy nhiên, không vì thế mà các gia đình trẻ ỷ lại hết vào ông bà. Ngoài những người có hoàn cảnh quá khó khăn, không còn lựa chọn nào khác phải nhờ ông bà hỗ trợ thì vẫn còn những bậc làm cha mẹ lấy lý do bận rộn với công việc, nghiễm nhiên đẩy hết trách nhiệm chăm sóc, dạy dỗ con cái cho ông bà.

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Tiến sĩ Stephanie Chambers, làm việc tại khoa Khoa học Xã hội và Sức khỏe Cộng đồng, trực thuộc trường Đại học Glasgow (Mỹ) thì việc để ông bà chăm cháu hầu hết thời gian chưa hẳn đã là quyết định đúng đắn, trong đó, nổi bật nhất là các tác động tiêu cực dưới đây:

Trẻ không vâng lời cha mẹ

Ông bà thường có xu hướng nuông chiều cháu. Họ sẵn sàng đáp ứng tất cả mọi thứ mà trẻ muốn, cho dù việc đó đã từng được cha mẹ nhắc nhở rằng không được làm. Chẳng hạn như cho cháu ăn kẹo vào buổi tối, ăn vặt trước bữa ăn, xem điện thoại thoải mái…

Do vậy, đã có rất nhiều đứa trẻ không vâng lời cha mẹ khi được ở cùng với ông bà, vì trẻ hiểu rằng cho dù mình có làm điều gì sai đi chăng nữa thì cha mẹ cũng không thể trách mắng hay đánh đòn mình vì đã có ông bà "bảo kê".

Cậu bé quần tụt xuống tận đầu gối được ông dắt đi khắp trung tâm thương mại, biết nguyên nhân ai cũng chỉ trích cha mẹ cậu vì một điều - 2
Không ít cặp vợ chồng do bận rộn nên giao hẳn cho ông bà trông và trẻ con được chiều nên sinh hư. Ảnh minh họa

Trẻ nhận ra những cảm xúc tiêu cực từ cha mẹ

Nếu trong mắt trẻ, ông bà là người tốt nhất thế gian, là "ông bụt bà tiên" có thể biến hóa ra tất cả những gì trẻ mong ước, thì cha mẹ sẽ bị đẩy vào "vai phụ". Sự ghen tị có thể sẽ xuất hiện ở trong tư tưởng của cha mẹ, vì bạn cho rằng mình không được mọi người coi trọng: bố mẹ thì không hợp tác trong việc dạy cháu, con cái thì bướng bỉnh không nghe lời.

Do đó, cha mẹ phải "xù lông nhím" để cố gắng giành lấy vị trí của mình trong lòng con trẻ. Điều này có thể gây ra căng thẳng và mất phương hướng ở trẻ em vì chúng cảm nhận được những "tần số" tiêu cực từ cha mẹ.

Trẻ lười vận động

Mọi đứa trẻ đều tràn đầy năng lượng và chúng cần phải được chạy nhảy, nô đùa để phát triển cơ thể đúng cách và khỏe mạnh. Thường thì các ông bà luôn trong tình trạng "hết pin", nên nếu bảo họ chạy theo bọn trẻ thì chắc chắn đó là điều không tưởng.

Thế nên, nếu được giao nhiệm vụ trông cháu, thì hầu như các ông bà đều lựa chọn một cách an toàn mà đơn giản là nhốt cháu ở trong nhà và hạn chế tối đa các hoạt động ngoài trời. Đây được xem là phương thức vừa giữ cháu được an toàn khỏi bị té ngã, trầy xước, vừa đỡ mệt cho ông bà.

Song điều này lại không tốt cho trẻ em. Những năng lượng tích trữ không được giải phóng này trong cả một ngày sẽ bùng nổ khi trẻ trở về với cha mẹ, khiến cha mẹ vô cùng mệt mỏi.

Trẻ ăn quá nhiều

Trong mắt của những người lớn tuổi, trẻ con phải bụ bẫm tròn trịa mới được xem là khỏe mạnh. Thế nên chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi ông bà luôn hoàn thành xuất sắc trong việc ép cháu ăn.

Không những vậy, bánh kẹo, gà rán, khoai tây chiên, pizza và các món ăn vặt khác luôn nằm trong danh sách đồ ăn hàng ngày của trẻ nếu chúng được ở với ông bà. Có thể mục đích của ông bà chỉ là mong cháu ăn nhiều cho khỏe, nhưng tiêu thụ quá nhiều những thức ăn không lành mạnh này sẽ gây ra tổn hại cho sức khỏe của trẻ.

Trẻ kém về các kỹ năng giao tiếp xã hội

Khi trẻ dành phần lớn thời gian cho ông bà, chúng sẽ không có đủ thời gian để kết bạn với những đứa trẻ khác. Sau này lớn lên, trẻ sẽ có xu hướng bộc lộ thoải mái trong các mối quan hệ quen thuộc, nhưng lại khép mình trước đồng nghiệp, sếp, hoặc người lạ.

Trong khi đó, những đứa trẻ được đi học nhà trẻ hoặc mẫu giáo thì ít phải các gặp vấn đề về hành vi vì trẻ đã học và phát triển được các kỹ năng giao tiếp xã hội một cách thuần thục.

Theo Bách Hợp (Giadinh.suckhoedoisong.vn)