1. Không nói nhiều, nhưng mỗi câu thốt ra đều đi vào trọng tâm
Có kiểu người hiếm khi phát ngôn, nhưng một khi đã nói thì mỗi câu đều là trọng điểm. Nếu xung quanh bạn có những người như vậy, thì hết 90% họ là kiểu người không thể hiện bản thân quá nhiều trước mặt người khác.
Vào những thời điểm quan trọng, kẻ “đại trí giả ngốc” có thể nhanh chóng sắp xếp thứ tự ưu tiên và phương pháp xử lý vấn đề, đặc biệt khi gặp tình huống cấp bách sẽ chủ động đứng lên và trở thành người lãnh đạo. Việc nói ít nhưng có thể nắm bắt được những điểm mấu chốt cho thấy họ có khả năng tư duy mạnh mẽ, việc thường im lặng cho thấy họ là người trầm tính.
2. Trông có vẻ hời hợt nhưng trong lòng lại tinh tế
Có lẽ xung quanh bạn có không ít những người như vậy. Họ thường tự nhiên như không có gì xảy ra, coi việc lớn việc nhỏ chỉ là chuyện thoáng qua. Kiểu người này thường không được người khác coi là thông minh, thậm chí còn tỏ ra ít tôn trọng, vì hành vi của họ quá khác thường. Tuy nhiên, điều bạn không biết là kiểu người này nhìn thì có vẻ ung dung như thế, nhưng họ đã nhìn thấy rất nhiều thế giới khác nhau, gương mặt tỏ ra bình thường chỉ là một hành động che giấu cảm xúc bên trong của họ.
Trong lúc bị xem là thờ ơ này, họ có thể tìm thấy mục tiêu trong cuộc sống và làm được những điều vĩ đại đối với chính họ.
3. Bề ngoài ấu trĩ nhưng bên trong lại tỏ tường
Thực tế, những người thực sự thông minh thì đa phần đều tỏ tường trong mọi tình huống, họ giỏi nắm bắt bản chất con người, nhưng lại quá lười biếng để đối phó với nó. Để giảm thiểu rắc rối, họ thích giả vờ ấu trĩ để người khác không quan tâm, ít rước họa vào thân, trong lòng cũng nhẹ nhõm.
4. Giỏi lựa chọn, sự lựa chọn thường quan trọng hơn nỗ lực
Có một nguyên tắc mà người “đại trí giả ngốc” luôn hiểu là “Nguyên tắc 20-80”, nghĩa là chỉ 20% vấn đề trong cuộc sống ảnh hưởng đến những lựa chọn và quyết định quan trọng, 80% còn lại là những thứ không quan trọng. Nghĩa là những thứ quan trọng nhất trong cuộc sống có thể chỉ đếm trên đầu ngón tay, nhưng chúng thường có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cả đời của bạn.
5. Không bối rối, không vướng mắc, luôn có sự chuẩn bị
Người thông minh thường không để ý quá nhiều đến tiểu tiết, họ có xu hướng vướng vào nhiều rắc rối hơn nếu đặt sự tập trung vào nhiều hướng. Nhưng người “đại trí giả ngốc” thật sự thường sống rất thoải mái vì họ không vướng mắc, lý do cơ bản là vì họ đã biết rằng mọi thứ đều có ưu và nhược điểm, bản thân sự lựa chọn của bạn đã là một phức hợp của những mâu thuẫn.
6. Giỏi buông bỏ và trân trọng hiện tại
Đi sai đường, họ dám từ bỏ những gì mình có và chọn thứ có cơ hội thành công cao nhất. Ví dụ, khi đối mặt với tình yêu, nhiều người càng cho đi thì càng ít có khả năng từ bỏ, chính vì họ luôn cảm thấy mình đã cho đi nhiều hơn nên họ cảm thấy buông tay thật đáng tiếc. Nhưng khi đối mặt với người mình không yêu, bạn càng từ bỏ sớm thì tổn thất sẽ càng nhỏ, khi bạn để người khác ra đi cũng là bạn đang cứu lấy chính mình, để không làm ảnh hưởng đến tương lai của hai người.
7. Trở thành điểm kết nối trong đám đông
Làm người đơn giản và ít tính toán chi li khiến họ dễ chiếm được lòng tin và có được nhiều điểm kết nối hơn trong đám đông. Điểm kết nối có nghĩa là sẽ có nhiều người sẵn sàng tương tác với bạn hơn và bạn đóng vai trò là trung tâm thông tin. Khi trở thành điểm kết nối, giá trị của bạn sẽ quan trọng hơn và bạn sẽ thu được nhiều thông tin hơn. Kiểu duyên dáng này khiến “đại trí giả ngốc” dễ trở thành cầu nối giữa đám đông hơn những người khác, đây là một loại “sức hấp dẫn vô hình” hiếm có.
8. Tò mò, ham khám phá và dám thử thách
Người thông minh luôn khát khao khám phá mạnh mẽ và thường nhạy bén tìm ra điểm thú vị trong “bức tranh” mà nhiều người chỉ thấy bình thường. Họ đầy tò mò về thế giới, thích tiếp thu và dám đương đầu với thử thách.
Theo Trung Hạ (Phụ Nữ Số)