Lý do của việc này, theo Bộ Tài chính, theo tính toán của Tổng LĐLĐ thì Văn phòng B thuộc cơ quan này có định mức 3 xe ô tô phục vụ công tác chung (tương đương với mức sử dụng xe của Văn phòng thuộc Bộ). Tuy nhiên, Văn phòng B chỉ là một bộ phận của Văn phòng Tổng liên đoàn chứ không phải là đơn vị độc lập. Trưởng đại diện Văn phòng này chỉ là Phó chánh văn phòng. Do đó, số đầu xe phục vụ công tác chung đó phải được tính vào tổng số xe phục vụ công tác chung của Văn phòng Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Tương tự, có 4 xe khác của 4 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng LĐLĐ (các nhà khách và Trung tâm hội nghị và đào tạo cán bộ công đoàn) thì lãnh đạo các cơ quan này có hệ số chức vụ 0,8, tương đương Cục hạng III và hệ số chức vụ này thấp hơn hệ số phụ cấp chức vụ của Vụ trưởng một Bộ nên Bộ Tài chính cũng thống nhất định mức xe phục vụ cho 4 đơn vị trên là 1 xe/1 đơn vị, giảm 1 xe/1 đơn vị so với tính toán của Tổng LĐLĐ.
Đáng chú ý, về tổng số xe dôi dư của Tổng LĐLĐ là 82 xe tăng 7 xe so với tính toán của cơ quan này, Bộ Tài chính cho rằng, với 75 xe mà Tổng LĐLĐ đã báo cáo đủ điều kiện thanh lý theo quy định (15 năm hoặc sử dụng ít nhất 25 vạn km) thì Bộ Tài chính thống nhất với Tổng Liên đoàn cho thanh lý.
“Với 7 xe dôi dư còn lại, đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam lập danh sách bổ sung và đề xuất phương án xử lý (nếu có)”, Bộ Tài chính đề nghị.
Riêng về đề nghị mua sắm thêm 30 chiếc ô tô mới của Tổng LĐLĐ, Bộ Tài chính cho rằng, với quy định về xe ô tô phục vụ công tác chung thì hiện nay, có một số bộ ngành có xe dôi dư khác thì Tổng LĐLĐ sẽ phối hợp với Bộ Tài chính để thực hiện điều chuyển xe dôi dư, còn thời gian sử dụng từ bộ, ngành khác về cho Tổng LĐLĐ để thay thế cho các đơn vị có xe đã đủ điều kiện thanh lý ở cơ quan này.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng chính thức có ý kiến “chưa đủ cơ sở xem xét, giải quyết” với đề nghị của Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc ban hành cơ chế “đặc thù” về định mức xe ở LĐLĐ thành phố Hà Nội và LĐLĐ TP Hồ Chí Minh.
Theo Mạnh Quân (Dân Trí)