Tập đoàn kinh tế lớn lao đao khi 'kéo quân' vào Myanmar

06/03/2021 20:57:28

Không bàn đến góc độ chính trị, đứng dưới góc nhìn kinh tế, vụ chính biến nổ ra ở Myanmar khiến các công ty nước ngoài đang đầu tư tại quốc gia này chấn động.

Trong quá khứ, Myanmar từng là một nền kinh tế có "vai vế" ở Đông Nam Á và cũng là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

Thị trường hơn 60 triệu dân, chỉ tự sản xuất được chưa đến 20% sản phẩm, còn hơn 80% hàng hoá phải nhập khẩu; hơn 75% dân số sống bằng nghề nông, Myanmar đang được coi là "mỏ vàng" của châu Á.

Không bàn đến góc độ chính trị, đứng dưới góc nhìn kinh tế, vụ chính biến nổ ra ở Myanmar khiến các công ty nước ngoài đang đầu tư tại quốc gia này chấn động.

Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp của Myanmar là 25%, hàng hóa đưa vào Myanmar chịu thuế nhập khẩu 5%. Myanmar không áp dụng thuế VAT nhưng đánh thuế thương mại đối với hàng nhập khẩu với mức 10%.

Việc đầu tư nhà máy sản xuất tại Myanmar, tuy được kêu gọi và khuyến khích (được miễn thuế 5 năm hoạt động đầu tiên), nhưng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng hạ tầng gặp khó khăn do giá nguyên vật liệu xây dựng cao, nhân công có tay nghề hầu như không có.

Điều mà các doanh nghiệp xuất khẩu cần biết là hiện các doanh nghiệp Myanmar không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động. Nhờ chính sách này, giá thành sản phẩm sản xuất tại Myanmar được hạ đáng kể.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư vào Myanmar phải cẩn trọng khi bước chân vào thị trường đầy bất ổn định này.

Các doanh nghiệp nhanh chân nhưng chớ vội

Tập đoàn kinh tế lớn lao đao khi 'kéo quân' vào Myanmar
Các nhà đầu tư nước ngoài đã nhanh chóng tăng đầu tư vào Myanmar.

Năm 2013, 3 tập đoàn hàng đầu của Nhật Bản là Mitsubishi Corp, Marubeni Corp và Sumitomo Corp và Myanmar ký thỏa thuận thành lập một liên doanh nhằm phát triển tổ hợp công nghiệp ở ngoại ô thành phố Yangon.

Theo thỏa thuận này, 3 tập đoàn sẽ đóng góp 49 triệu USD vào 1 liên doanh có tổng vốn 100 triệu USD do Chính phủ Myanmar và các doanh nghiệp nước này là cổ đông chính.

Năm 2015, nhiều công ty nước ngoài đã tăng tốc đầu tư vào Myanmar. Theo thống kê chính thức, số vốn đầu tư từ Nhật Bản được Myanmar phê duyệt từ tháng 9/2019 đến tháng 9/2020 đạt 768 triệu USD.

Sau khi vụ chính biến nổ ra, các doanh nghiệp nước ngoài vội vã thu thập thông tin và xác nhận sự an toàn của nhân viên địa phương và quốc tế ở Myanmar. Mối lo ngại thực sự đối với nền kinh tế Myanmar được cho là không đến từ Mỹ và phương Tây, bởi phần lớn đầu tư nước ngoài ở Myanmar đến từ các quốc gia châu Á.

Nhiều công ty doanh nghiệp nước ngoài yêu cầu người lao động của họ ở nguyên trong nhà và không được ra ngoài khi bắt buộc.

Năm 2014, Toyota bước chân vào thị trường Myanmar trực tiếp bán xe. Tại thị trường Myanmar, tình hình kinh doanh Toyota khá tốt. Tính đến giữa năm 2019, khoảng 18.000 xe Toyota đã được bán tại Myanmar, gấp 2,1 lần so với số lượng bán ra trong năm 2017 bao gồm Hilux, Hiace Commuter và xe van, Avanza, Innova, Camry, Corolla, Vios, Fortuner, Land Cruiser 200 và Rush. Tất cả đều là xe nhập khẩu nguyên chiếc.

Doanh số bán hàng nội địa tăng nhanh đã thúc đẩy quyết định lắp ráp xe bán tải Hilux trong nước.

Tập đoàn kinh tế lớn lao đao khi 'kéo quân' vào Myanmar - 1
Xưởng Toyota tại đặc khu kinh tế Thilawa.

Nhà máy mới của Toyota tại Myanmar tọa lạc tại đặc khu kinh tế Thilawa ở phía Nam Yangon, có kinh phí đầu tư 52 triệu USD.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đảo chính, Toyota đã quyết định trì hoãn việc đưa vào hoạt động nhà máy mới ở Myanmar do những bất ổn chính trị ngày càng gia tăng ở nước này.

Một cái khó nữa đối với Toyota, trong trường hợp Toyota tiến hành mở nhà máy ở thời điểm mọi người phản đối đảo chính, điều ấy được coi như ủng hộ chính phủ quân sự. Khi ấy Toyota càng lo ngại hơn khi phải đối mặt với những chỉ trích đưa nhà máy vào hoạt động ở thời điểm này, vì điều đó có nghĩa là công ty phải kiếm được doanh thu và nộp thuế cho chính phủ hiện đang bị quân đội kiểm soát. Sự việc sẽ thu hút phản ứng dữ dội, không chỉ từ công chúng mà còn từ các nhóm nhân quyền và các nhà đầu tư.

Trước tình huống ấy buộc Toyota phải có phương án dừng lại việc ra mắt nhà máy mới.

Một "dân chơi" khác cũng bước chân vào thị trường Myanmar là Suzuki Motor, Mitsubishi.

Tập đoàn kinh tế lớn lao đao khi 'kéo quân' vào Myanmar - 2
Khu kinh tế đặc biệt Thilawa có tổng diện tích 2.400ha. 

Mitsubishi là công ty công bố hợp đồng sản xuất xe lửa với doanh nghiệp quốc doanh Myanma Railways, tham gia vào hoạt động của Sân bay Mandalay và dự án phát triển đô thị Trung tâm Yoma.

Tại thời điểm căng thẳng, 2 doanh nghiệp này nhắc nhở nhân viên tại Myanmar ở nhà và đặt an toàn lên hàng đầu đồng thời xem xét những tác động chính trị đối với hoạt động kinh doanh, họ cũng không bình luận nhiều về sự kiện này bởi họ cho rằng sẽ có rủi ro nếu những lời nhận định được đưa ra.

Theo Ngân hàng Thế giới, Singapore là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Myanmar năm 2020, chiếm 34% tổng vốn đầu tư được phê duyệt. Yoma Strategic Holdings, doanh nghiệp đầu tư trên các lĩnh vực bất động sản, thực phẩm và đồ uống, ô tô và dịch vụ tài chính tại Myanmar, đã tạm dừng giao dịch ở Singapore - nơi công ty được niêm yết.

Một mối lo ngại khác là phương Tây và các quốc gia khác có thể tái áp đặt những biện pháp trừng phạt kinh tế. Ở chế độ quân sự trước đây, Mỹ hạn chế các doanh nghiệp nước này đầu tư vào Myanmar hay làm ăn cùng những doanh nghiệp nước ngoài giao dịch với các công ty Myanmar có quan hệ chặt chẽ với quân đội.

Vào 1/2/2021, tân tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo tái áp đặt lệnh cấm vận Myanmar, biện pháp đã được Washington dỡ bỏ gần 10 năm trước.

Tổng thống Biden kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng phối hợp gây sức ép, buộc quân đội Myanmar từ bỏ quyền lực họ chiếm được và trả tự do cho các quan chức, nhà hoạt động.

Trước tình hình căng thẳng, Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan đang theo dõi xem liệu phương Tây có thể gây áp lực lên quân đội Myanmar bằng các lệnh trừng phạt có tác động tiêu cực đến đầu tư của Thái Lan vào Myanmar hay không.

Theo Nguyên Anh (Nguoiduatin.vn)