Sớm nhất là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) công bố quyết định giảm đồng loạt 0,5%/năm lãi suất cho vay đối với các khoản vay hiện hữu bằng VND của doanh nghiệp. Như vậy, lần đầu tiên trong năm nay chính sách giảm lãi suất cho vay của Vietcombank được áp dụng rộng cho tất cả các doanh nghiệp. Đáng chú ý, lần giảm lãi suất này áp dụng không phải từ 18/11 mà từ 1/11/2019, tức các khoản vay cách đây 18 ngày cũng sẽ được áp dụng.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) đã ban hành văn bản điều chỉnh giảm lãi suất cho vay VND ngắn hạn tối đa từ 6,5%/năm xuống 6,0%/năm đối với các nhu cầu vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Theo đại diện VietinBank, từ đầu năm 2019 nhà băng này đã nhiều lần giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp nhất. Đây là hành động kịp thời, thiết thực, thể hiện cam kết mạnh mẽ của VietinBank trong việc chủ động, tiên phong thực hiện các chính sách điều hành của Chính phủ, của NHNN, nhằm đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, nỗ lực vì mục tiêu chung phát triển kinh tế của đất nước.
Tại Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam (MSB) cũng công bố giảm tới 2% lãi suất cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp và chủ hộ kinh doanh; giảm tới 3,6% lãi suất phục vụ mục đích sản xuất, chăn nuôi… nông nghiệp.
Theo đó, MSB áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi với mức giảm lên đến 2% áp dụng cho các khách hàng mới và tới 1% cho các khách hàng hiện hữu đáp ứng điều kiện. Mức lãi suất ưu đãi áp dụng cho các doanh nghiệp có nhu cầu vay ngắn hạn, trung dài hạn để bổ sung vốn kinh doanh, đầu tư mua trang thiết bị, nhà xưởng, kho hàng, phương tiện vận chuyển…
Trong thời gian này, hàng loạt ngân hàng khác như Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần (SCB) ... đều đã giảm lãi suất tiền gửi ở nhiều kỳ hạn khác nhau. Mức giảm phổ biến tại các ngân hàng này là từ 0,1-0,4%/năm.
Cụ thể, lãi suất cho vay khách hàng doanh nghiệp SME (Doanh nghiệp vừa và nhỏ) tối thiểu áp dụng cho kỳ hạn từ 3 tháng là 6,99%, kỳ hạn từ 6 tháng là 7.49% dành cho khách hàng vay lần đầu. MSB cũng dành ưu đãi lãi suất đặc biệt cho các khách hàng mới là các doanh nghiệp SSE (Doanh nghiệp siêu nhỏ có mức doanh thu dưới 20 tỷ đồng) với mức lãi suất thấp nhất cho kỳ hạn từ 3 tháng là 7.49% và kỳ hạn từ 6 tháng là 7.99%.
"Những tháng cuối năm luôn là giai đoạn chạy nước rút của các doanh nghiệp cũng như các hộ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp. Vì vậy, cùng các giải pháp tài chính ưu việt và phù hợp cho từng đối tượng khách hàng, MSB mong rằng động thái giảm lãi suất này sẽ là trợ lực giúp doanh nghiệp và hộ sản xuất, kinh doanh về đích bội thu", đại diện MSB cho biết.
Tương tự, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank) cũng đã thay đổi biểu lãi suất huy động với việc giảm lãi suất tiền gửi cao nhất từ 8,6%/năm xuống 7,6%/năm với tiền gửi kỳ hạn 18 tháng và 24 tháng. Trước đó, mức lãi suất cao nhất 8,6% được ngân hàng này áp dụng với các khoản tiền gửi kỳ hạn 24 tháng kèm điều kiện số dư gửi từ 100 tỷ trở lên.
Cũng trong thời gian này, hàng loạt ngân hàng khác như Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần (SCB) ... đều đã giảm lãi suất tiền gửi ở nhiều kỳ hạn khác nhau. Mức giảm phổ biến tại các ngân hàng này là từ 0,1-0,4%/năm.
Theo K.Vân (Báo Dân Sinh)