Tất cả giao dịch, thông tin đều quanh một dãy số bí mật. Không một nhân viên nào được biết về tên tuổi khách hàng gửi hàng triệu USD trong các nhà băng Thụy Sĩ.
Từ năm 1933, khi bọn phát xít lên nắm quyền ở Đức, lấy khủng bố làm công cụ để điều khiển đất nước. Linh cảm những điều chẳng lành rồi sẽ xảy ra nên nhiều thương gia, những gia đình giàu có đã bí mật mang tiền gửi vào các ngân hàng của Thuỵ Sĩ, quốc gia láng giềng tuyên bố trung lập từ năm 1815. Gestapo, cơ quan mật vụ Đức đã biết được việc này và theo chỉ thị của giới cầm quyền đã mở chiến dịch thu hồi và tịch thu các khoản tiền đó về Đức.
Trong các cuộc rượu, những chuyến dạo chơi vui vẻ là cơ hội để nhân viên mật vụ Đức này tìm ra được "những người cần thiết", chỉ cần trả cho họ một ít tiền là họ sẵn sàng chia sẻ nghề nghiệp. Các dòng tin về con người, địa chỉ, ngân hàng gửi tiền của người Đức liên tục chuyển về Berlin. Tháng 3/1933, Gestapo cử thêm hai nhân viên sang hỗ trợ cho Tomat. Bằng những biện pháp tinh tế, nhóm điệp viên ngày ngày càng phát huy hiệu quả. Ví dụ, chỉ biết sơ sơ về một người Đức tên là Anton có gửi tiền vào Union Bank of Switzerland, anh ta liền tìm cách tiếp cận với đồng giám đốc ngân hàng nọ và tự giới thiệu mình là người được chủ tài khoản cử đến để gửi thêm một khoản khá khá. Để tạo niềm tin, y còn nói thêm rằng tình thế hiện nay ở Đức, nếu Anton tìm cách liên lạc khác sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Như vậy, sau một lúc suy nghĩ viên đồng giám đốc chấp thuận. Ngay lập tức tin khẩn được chuyển về Berlin, Anton và gia đình sẽ bị trừng trị.
Do bị mua chuộc hoặc do sự nhẹ dạ của các nhân viên ngân hàng mà hàng trăm người Đức bị giết hoặc tống giam. Vì vậy, Thuỵ Sĩ đã ra đạo luật "Về ngân hàng và quỹ tiết kiệm" có điều khoản ngặt nghèo như trên. Để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của những người gửi tiền, các ngân hàng nước này còn áp dụng hệ thống tài khoản bằng số, chỉ có lãnh đạo ngân hàng mới biết tên người gửi còn nhân viên chỉ biết mã số mà thôi.
Những người ngoại quốc có tiền gửi ngân hàng có mã số khác với người Thuỵ Sĩ, số người biết được chính xác tên của khách hàng không đếm quá bàn tay. Tên người gửi không bao giờ thể hiện lên trong sổ sách mà nó được bảo vệ vô cùng cẩn thận tại những tủ sắt khóa kỹ. Nhân viên giao dịch chỉ có thể biết số tài khoản hoàn toàn không biết tên thân chủ.
Nhưng thật trớ trêu, những biện pháp bảo vệ của Thuỵ Sĩ đưa ra trong đạo luật ban hành năm 1934 để chống lại Gestapo, thì đến cuối năm chiến tranh thế giới thứ hai lại trở thành biện pháp cứu nguy cho bọn Đức quốc xã, cho phép chúng gửi những khoản tiền lớn vào các tài khoản bí mật ở ngân hàng Thuỵ Sĩ. Các nhóm mafia, những quan chức tham nhũng cũng chuyển tiền về đây nhằm che dấu nguồn gốc bất minh.Từ thập niên 1980, nhà cầm quyền Thuỵ Sĩ và các ngân hàng đã nhận thức được mối nguy hiểm bị các tổ chức tội phạm quốc tế lợi dụng, nên họ đã xây dựng các kênh thông tin, triển khai các mối liên lạc hợp tác chặt chẽ với các cơ quan phòng chống rửa tiền quốc tế, ...
Tuy vậy, đến nay, Thụy Sĩ vẫn là thiên đường cho các hoạt động rửa tiền, trốn thuế. Kaspar Villiger, nguyên chủ tịch Union Bank of Switzerland cho rằng tính bảo mật càng cao thì tính hợp pháp càng giảm. Theo ông Thụy Sĩ nên chấm dứt vai trò là một thiên đường trong lĩnh vực ngân hàng bao che cho hành động gian lận thuế, đồng thời kết thúc những tranh cãi với giới chức thuế quan nước ngoài.