Không bán Vinacafe Biên Hoà, Tổng công ty cà phê Việt Nam có thể lỗ khủng

15/09/2016 08:43:00

Năm 2015, Tổng công ty cà phê Việt Nam (Vinacafe) lãi trước thuế đạt 131 tỷ đồng, tăng 65% so với năm 2014. Tuy nhiên, nguồn thu chính không phải đến từ doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ mà phần lớn là nhờ doanh thu tài chính lên đến 587 tỷ đồng, trong đó bán Vinacafe Biên Hoà được 533 tỷ đồng.

Năm 2015, Tổng công ty cà phê Việt Nam (Vinacafe) lãi trước thuế đạt 131 tỷ đồng, tăng 65% so với năm 2014. Tuy nhiên, nguồn thu chính không phải đến từ doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ mà phần lớn là nhờ doanh thu tài chính lên đến 587 tỷ đồng, trong đó bán Vinacafe Biên Hoà được 533 tỷ đồng.

Tuy nhiên, cứu cánh của Vinacafe đối với lợi nhuận chính là nguồn thu đến từ doanh thu tài chính lên đến 587 tỷ đồng, trong đó riêng lãi từ bán các khoản đầu tư là 489 tỷ đồng.

khong ban vinacafe bien hoa, tong cong ty ca phe viet nam co the lo khung hinh anh 1
Vinacafe lãi ròng gần 90 tỷ đồng nhờ bán Vinacafe Biên Hoà thu về 533 tỷ đồng

Đây chính là lợi nhuận từ việc bán đi toàn bộ 3,41 triệu cổ phần tương đương tỷ lệ sở hữu 12,85% tại Vinacafe Biên Hòa (mã CK: VCF) hồi cuối năm 2015. Khi đó, VCF được chuyển nhượng với giá 153.000 đồng/cổ phiếu, đem về cho Vinacafe 533 tỷ đồng.

Đó là chưa kể đến hàng loạt ý kiến ngoại trừ của kiểm toán về các khoản công nợ và dự phòng phải thu chưa ghi nhận chi phí. Cụ thể, khoản phải thu ngắn hạn khác (tỷ lệ đã được đối chiếu 68,90%), khỏan trả trước cho người bán (tỷ lệ đã được đối chiếu 35,36%), khoản phải trả ngắn hạn khác (tỷ lệ đã được đối chiếu 73,05%).

“Bằng các thủ tục khác, chúng tôi cũng không thu thập được thêm bất cứ bằng chứng nào để đảm bảo cho sự chắc chắn của các khoản công nợ này”, kiểm toán viên nêu ý kiến.

Kiểm toán viên cũng lưu ý việc Vinacafe chưa ghi nhận đầy đủ một số khoản chi phí trong năm 2015 theo quy định chuẩn mức kế toán. Cụ thể, dự phòng phải thu khó đòi số tiền là 11.969.045.862 đồng, phân bố chi phí trả trước ngắn hạn số tiền 5.108.254.053 đồng, phân bố chi phí trả trước dài hạn số tiền 15.765.941.929 đồng và trích trước chi phí lãi vay số tiền 5.309.149.405 đồng (trong đó đối với chi phí lãi vay, tổng công ty đang làm việc với ngân hàng để xử lý).

“Ảnh hưởng của các chỉ tiêu Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi, chi phí trả trước ngắn hạn, chi phí trả trước dài hạn, phải trả ngắn hạn khác, chi phí quản lý doanh nghiêp, chi phí khác và chi phí tài chính nếu được ghi nhận đầy đủ sẽ làm giảm chỉ tiêu tổng lợi nhuận kế toán trước thuế trên báo cáo kể quả hoạt động kinh doanh hợp nhất năm 2015 của Vinacafe số tiền 38.152.391.249 đồng”, kiểm toán viên cho ý kiến.

Theo ý kiến của kiểm toán viên Công ty TNHH kiểm toán và Dịch vụ tin học TP.HCM, do chính sách ghi nhận các khoản doanh thu nội bộ, giá vốn nội bộ và công nợ nội bộ giữa Vinacafe với các đơn vị thành viên và giữa các đơn vị thành viên với nhau chưa nhất quán cũng như các thông tin phục vụ hợp nhất chưa đầy đủ nên doanh thu nội bộ, giá vốn nội bộ, công nợ nội bộ và dòng tiền nội bố trên báo cáo tài chính hợp nhất của Vinacafe chưa được loại trừ hết.

Rõ ràng, nếu không nhờ việc bán đi VCF thì với khoản lãi gộp chỉ có hơn 100 tỷ đồng, Vinacafe không đủ để chi trả cho những khoản chi phí lớn, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp hơn 400 tỷ đồng và sẽ đối mặt với con số lỗ hàng trăm tỷ đồng trong năm vừa qua.

Vinacafe Biên Hòa tiền thân là nhà máy cà phê Coronel, ra đời từ năm 1969. Cùng với nhiều thăng trầm của lịch sử, đây chính là đơn vị đã tạo ra thương hiệu Vinacafe và đưa thương hiệu này vươn ra tầm quốc tế trước cả khi về với Vinacafe vào năm 1988.

Khi tiến hành niêm yết trên sàn HOSE, Vinacafe là cổ đông lớn nhất nắm giữ hơn 50% vốn cổ phần của Vinacafe Biên Hòa. Tuy nhiên trong các năm sau đó, Vinacafe đã thoái vốn dần.

“Bán đứt” Vinacafe Biên Hòa đồng nghĩa với việc Vinacafe đã bán đi tài sản giá trị nhất của mình và những gì còn lại là những đơn vị kinh doanh cà phê đang ở trong tình cảnh vô cùng khó khăn. Một trường hợp điển hình là Vinacafe Buôn Ma Thuột, một công ty liên kết của Vinacafe, với khoản lỗ hơn nghìn tỷ đồng.

Với tình hình hiện tại, bán đi những tài sản giá trị là giải pháp nhanh nhất giúp Vinacafe có tiền tươi thóc thật để làm những gì cần thiết, nhưng trong những năm tới, khi không còn tài sản như Vinacafe Biên Hòa nữa, Vinacafe sẽ cải thiện các con số tài chính như thế nào?

Theo Trần Giang (Dân Việt)

Nổi bật