Người dân chờ nhận lương hưu tại chi nhánh Ngân hàng quốc gia ở Athens Ảnh: Reuters |
Một quan chức cấp cao của IMF cuối ngày 14-7 cho rằng gói cứu trợ cho Hi Lạp sẽ tạo cơ hội để phục hồi nền kinh tế của nước này. Theo đó các quốc gia trong liên minh châu Âu sẽ phải cấp cho Hi Lạp thời hạn trả nợ kéo dài đến 30 năm, bao gồm các khoản vay mới.
Một nguồn tin EU cho biết các con số trong DAS đã đến tay các bộ trưởng tài chính khu vực đồng euro vào ngày 11-7, tức trước vòng đàm phán mang tính quyết định sống còn cho tương lai Hi Lạp 1 ngày. DSA đến tay các lãnh đạo quốc gia trong EU vào ngày 13-7.
Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble tiết lộ rằng vụ rò rỉ thông tin của DSA khiến một số thành viên của chính quyền Berlin nghĩ rằng sẽ tốt hơn nếu Hi Lạp rời khỏi khối đồng tiền chung thay vì tiếp tục thắt lưng buộc bụng nhận cứu trợ khổng lồ của IMF-EU.
Trong khi đó Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde tham dự đàm phán cuối tuần qua với các bộ trưởng tài chính và lãnh đạo chính phủ trong EU đã nhất trí về một lộ trình cho gói cứu trợ mới.
Nghiên cứu của IMF cho thấy việc đóng cửa các ngân hàng Hi Lạp và áp đặt biện pháp kiểm soát vốn là "một trong những tổn thất nặng nề của hệ thống ngân hàng và nền kinh tế Hi Lạp".
Chính điều này dẫn đến sự suy giảm đáng kể hơn nữa trong nợ bền vững so với những dự kiến công bố trong bản DSA hồi đầu tháng 7 của IMF.
Nghiên cứu mới nhất của IMF cho thấy nợ Hi Lạp sẽ đạt mức tối đa gần 200% sản lượng kinh tế trong hai năm tới, so với mức dự báo trước đó chỉ là 177%.
Thậm chí theo DSA mới nhất thì vào năm 2022 nợ của H i Lạp sẽ ở mức 170% tổng sản phẩm quốc nội so với ước tính 142% của 2 tuần trước đó.