Trước hết, chúng ta cần phân biệt rằng hàng Mỹ - nghĩa là hàng nhập khẩu từ Mỹ, khác với hàng "Made in U.S.A" (hàng sản xuất tại Mỹ).
Tuy nhiên, có tới 80% hàng hóa được bày bán và sử dụng ở Mỹ là "Made in China", "Made in Bangladesh", "Made in Mexico", "Made in Thailand"... và "made in..." từ một số nước Nam Mỹ và châu Á khác. Chỉ 15-20% còn lại là sản phẩm "Made in U.S.A".
Nguyên nhân của việc này là do chi phí nhân công tại Mỹ rất cao. Và chi phí đó đã làm cho giá thành sản phẩm đội lên cao dẫn tới sức tiêu thụ sản phẩm cạnh tranh rất yếu trên thị thường, đặc biệt là trong tình hình kinh tế khó khăn như một vài năm trở lại đây.
Vì đó mà các tập đoàn, các công ty lớn ở Mỹ đã luôn tìm kiếm và hướng tới những nước có chi phí nhân công rẻ để ký kết hợp đồng sản xuất hàng hóa và nhập khẩu. Trong đó Trung Quốc là nước được lựa chọn đầu tiên bởi tiềm năng kinh tế và lịch sử về thương mại từ lâu đời.
Thông thường, các doanh nghiệp Mỹ sẽ đưa ra các kiểu thiết kế, yêu cầu về vật liệu và tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm. Trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp Mỹ cung cấp luôn cả nguyên vật liệu và vấn đề còn lại chỉ là gia công.
Tất cả sản phẩm sau khi được sản xuất đều phải qua kiểm nghiệm, đạt tiêu chuẩn mà Mỹ yêu cầu thì mới được nhập khẩu và bày bán trên thị trường bởi vì chỉ cần sơ suất nhỏ trong khâu kiểm nghiệm, giám định, sản phẩm kém chất lượng, gây thiệt hại và bị người tiêu dùng ở Mỹ tẩy chai hoặc thưa kiện sẽ khiến doanh nghiệp đó chịu thiệt hại rất lớn về kinh tế, danh tiếng, thậm chí có thể là bị phá sản.
|
Ảnh minh họa |
Điều này chứng tỏ không phải hàng hóa gia công ở nước ngoài nào cũng được nhập khẩu vào Mỹ. Và để kinh doanh, hợp tác làm ăn lâu dài với Mỹ việc thỏa mãn các tiêu chuẩn về chất lượng cũng như cam kết của hợp đồng là rất quan trọng.
Bởi vậy, khi mua một món hàng xuất khẩu từ Mỹ hay xách tay từ Mỹ mà người tiêu dùng thấy dòng chữ "Made in China" thì đó cũng không phải là điều quá bất ngờ.
Người tiêu dùng Việt Nam bị ám ảnh bởi cụm từ "Made in China" do tình trạng hàng giả hàng nhái tại thị trường Việt Nam đang ở mức báo động do những tác hại của sản phẩm Trung Quốc kém chất lượng càng làm cho người tiêu dùng Việt có cái nhìn không thiện cảm đối với những sản phẩm “Made in China”
Một điều quan trọng mà người tiêu dùng cần nhớ, là hãy nhìn sản phẩm bạn đã và đang mua ở khía cạnh nguồn gốc sản phẩm đó được nhập vào nước nào? Sản phẩm "Made in China" - nhập khẩu vào Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản - những nước phát triển sẽ khác hoàn toàn với các sản phẩm "Made in China" nhập khẩu vào Việt Nam.
Bạn có thể thấy sự khác biệt rõ ràng hơn nếu bạn cầm trên tay 2 mẫu hàng đều là "Made in China" nhưng 1 cái là hàng nhập khẩu của Mỹ và 1 cái là hàng nhập khẩu của Việt Nam hoặc của các nước khác, bạn sẽ thấy từ chất liệu cho đến đường may của sản phẩm nhập khẩu Mỹ khác rất rõ rệt so với sản phẩm nhập khẩu từ nước khác.
Hiện tại, các nhãn hàng lớn như iPhone, Samsung, Uniqo, Zara, H&M, Mango, Adidas, Espirit,.. và nhiều hãng quần áo lớn hầu hết có nhà máy ở nước thứ 3 mà phần lớn là ở Trung Quốc - nơi được mệnh danh công trường toàn thế giới, ngoài ra còn có Bangladesh, Việt Nam, Campuchia,.. vì lợi nhuận cao, nguồn nhân công dồi dào, giá thành rẻ, không chịu việc quản lý khắt khe về môi trường và con người...
Tuy nhiên tất cả các nguyên liệu đều được hãng cung cấp và trước khi xuất xưởng đều qua khâu kiểm định tại nơi sản xuất khi về hãng phải qua 1 lần kiểm định nữa mới cho ra thị trường. Và tất nhiên theo quy định các sản phẩm được sản xuất ra tại nước nào đều phải ghi "Made in..." tại nước đó
Ví dụ, đối với dòng sản phẩm UNIQLO - một nhãn hàng quần áo nổi tiếng của Nhậ Bản. Hãng có nhà máy sản xuất đặt ở Trung Quốc nên đa số quần áo sẽ được ghi "Made in China" và có 1 số ít mẫu là "Made in Vietnam".
Được biết, hầu hết các công ty con ở Việt Nam chỉ là xưởng sản xuất. Hàng làm ra đều xuất lại về Nhật và không được phép bán lại tại Việt Nam vì khi doanh nghiệp Nhật Bản nhập nguyên vật liệu họ sẽ không mất thuế.