Thời tiết ấm, rau củ quả tươi ngon sẵn hàng tại chợ xuyên suốt kỳ nghỉ Tết. Mở hàng muộn hơn ngày thường khoảng nửa tiếng, tiểu thương chỉ đi chợ sáng, số ít nán lại tới qua trưa. Giá rau xanh tương đối ổn định
Rau tại chợ đầy đủ các mặt hàng như trước Tết. Các loại rau ăn lá, rau sống đắt hàng, số ít nhích nhẹ thêm 1.000 đồng/ mớ. Khách đi chợ hài lòng vì mua được rau ngon, khách quen mở hàng còn lì xì thêm tiểu thương
Thịt lợn giữ giá ổn định trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, thịt bò theo đà tăng từ trước Tết, một số phần ngon tăng tới 200.000 đồng/kg. “Bắp hoa 700.000 đồng/kg, gầu 300.000 đồng/kg, lõi rùa hết sạch vì khách đặt ăn lẩu từ mấy ngày nay”, tiểu thương chợ Kim Liên (Hà Nội) cho biết
Tiểu thương quan niệm may mắn đầu năm là bán chạy hàng, khách dễ tĩnh. Do vậy, các quầy nhập hàng ít hơn thường lệ để mong hết hàng sớm. Nhiều năm đi chợ, tiểu thương nắm được tâm lý tích trữ của người dân, nhập hàng dè dặt ngày đầu để đón ý khách
Đổi món với hải sản, nhiều gia đình chọn mua tôm, cá, bề bề, ngao, … cho bữa cơm ngày Tết. Các quầy hải sản hoàn toàn vắng bóng mực. Tôm sú 750.000 đồng/ kg, bề bề 600.000 đồng/kg, cá các loại 200.000 – 400.000 đồng/kg. Chị Bích Thuỷ (Đống Đa, Hà Nội) cho rằng chất lượng hải sản chưa tương xứng với giá, tuy nhiên ngày Tết không có nhiều lựa chọn
Thời tiết tốt, hoa màu sinh trưởng ổn định, giá hoa nhiều loại rẻ bằng nửa trước Tết. Cúc đại đoá 2.000 đồng/ bông. Hoa hồng đắt hơn do dư âm lễ tình nhân, khoảng 4.000 – 5.000 đồng/ bồng
Khách lựa hoa bên chợ Nguyễn Công Trứ (Hà Nội). Quầy hàng trong chợ phần nhiều vẫn đóng cửa, các xe hoa thoải mái đỗ vỉa hè buôn bán
Nhìn chung, giá cả hàng hoá sau Tết tương đối ổn định. Tiểu thương và hàng hoá trở lại chợ đủ phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Quầy hàng khô, đồ chế biến sẵn và một số khu chợ nổi tiếng tại Hà Nội vẫn cửa đóng then càiCây cổ thụ giá tỷ đồng ở trang trại cây kiểng lớn nhất miền Tây
Theo Việt Linh (Tiền Phong)