Nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Trung Quốc đã giảm 12,5% trong năm tính đến tháng 8, Cục điều tra dân số cho biết hôm 4/10, trong khi mua hàng từ Mexico - nhà cung cấp hàng hóa lớn thứ hai cho Mỹ - đã tăng mức tăng lớn nhất.
Các dữ liệu cho thấy cuộc chiến thương mại leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tạo ra khe hở cho các nhà xuất khẩu khác tham gia vào. Trung Quốc vẫn là nguồn nhập khẩu chính của Hoa Kỳ, nhưng vị trí dẫn đầu của họ đã sắp phải nhường cho Mexico.
Nhập khẩu từ Trung Quốc giảm 43,25 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2018, trong khi mua hàng từ Mexico tăng 5,5%, tương đương 12,4 tỷ USD.
Việt Nam, với mức tăng 34% tương đương 10,9 tỷ USD - đã nhảy từ vị trí thứ 12 sang thứ 7 trong danh sách các nhà cung cấp hàng đầu cho Mỹ.
6 vị trí đứng đầu bảng xếp hạng hàng đầu không thay đổi.
Tuy nhiên Bộ Công Thương Việt Nam lại cho rằng, xuất khẩu của Việt Nam năm nay có thể tăng từ 7% đến 7,5% so với năm 2018, mức giảm mạnh so với hai năm trước chủ yếu là do căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng. Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, và tăng trưởng kinh tế chậm hơn ở một số quốc gia làm giảm nhu cầu đối với các sản phẩm của Việt Nam.
Doanh số bán hàng ở nước ngoài tăng 8.2% trong 9 tháng đầu năm 2019 so với một năm trước đó, trong khi nhập khẩu tăng 8,9%. Xuất khẩu của Việt Nam 2018 đã tăng 13,3% so với cùng kỳ trước đó, trong khi năm 2017 tăng 21,8%, theo Tổng cục Hải quan Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Trần Tuấn Anh kêu gọi các công ty đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để đối phó với khó khăn và tăng các chuyến hàng vào cuối năm 2019.
Người lao động các quốc gia không chỉ cạnh tranh với nhau, họ còn phải cạnh tranh với robot