Bkav so sánh Bphone với iPhone 6 Plus sáng 26/5 |
Luật sư Nguyễn Hồng Thái (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) Trao đổi với Người đưa tin ngày 26/5, luật sư Nguyễn Hồng Thái (Văn phòng luật sư Hồng Thái và đồng nghiệp) nhận định: hành vi quảng cáo so sánh ở Việt Nam được điều chỉnh bởi khá nhiều văn bản của pháp luật thương mại và pháp luật cạnh tranh.Tuy nhiên, Luật Cạnh tranh năm 2004 vẫn là văn bản điều chỉnh có tính chất chuyên ngành nhất. Thứ nhất: Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001 không cấm quảng cáo so sánh nhưng quảng cáo so sánh lại bị cấm theo quy định tại Nghị định 24/2003/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 13/03/2003. Thứ hai: Luật Cạnh tranh năm 2004 coi quảng cáo so sánh trực tiếp là hành vi cạnh tranh không lành mạnh và cấm thực hiện tại khoản 1 Điều 45: “Cấm doanh nghiệp thực hiện các hoạt động quảng cáo sau đây: 1. So sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác…” Thứ ba: Quảng cáo so sánh nằm trong danh mục quảng cáo thương mại bị cấm theo quy định tại khoản 6 Điều 109 Luật Doanh nghiệp năm 2005 theo đó: “Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác”. Thứ tư: Điều 37 Nghị định 37/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Thương nhân có quyền so sánh hàng hóa của mình với hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong sản phẩm quảng cáo thương mại sau khi có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ để so sánh”. Luật sư Nguyễn Anh Tuấn (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) Việc Bkav trình chiếu các hình ảnh Bphone trong tương quan so sánh với iPhone 6, iPhone 6 Plus của hãng Apple và Galaxy S6 Edge của hãng Samsung để chứng minh sự vượt trội về mặt con số của Bphone đã vô hình trung biến sản phẩm của Apple và Samsung trở thành vật "làm nền" cho Bphone. Theo điểm 6 và điểm 8 của Điều 9 Luật Thương mại thì đây là hành vi bị cấm. |