Không bốc mùi hôi hám, nhất là vào những ngày nồm ẩm hay mưa gió, mùi còn khăm khẳm như mùi chuột chết... những trang trại ở xã Hoàng Hoa (Vĩnh Phúc) lại tuyệt không ngửi thấy mùi hôi, thu lãi tiền tỷ dù cả lứa gà không dọn.
Song, những người khách có dịp ngang qua Hoàng Hoa đều cảm thấy tò mò xen lẫn chút hiếu kỳ. Bởi, những trang trại gà mọc lên như nấm, nằm san sát nhau, đan xen dày đặc lẫn trong khu dân cư mà chẳng ai ngửi thấy mùi hôi thối từ các chuồng gà bay ra. Thậm chí, có vào tận chuồng gà cũng không hề ngửi thấy.
Những trại gà ở Tam Dương, Vĩnh Phúc không mùi hôi |
Dẫn chúng tôi vào thăm khu chuồng gà, được bố trí tứ phía quanh ngôi nhà cấp bốn của mình, bà Nguyễn Thị Hợp (thôn 12, xã Hoàng Hoa) chia sẻ, gia đình bà nuôi gà khoảng hai chục năm nay, nhờ đó thu nhập ổn định hơn. Bà bảo, nuôi gà vẫn nhàn hơn là ra đồng cày cấy.
Nhưng, người dân ở đây rất kinh hãi với mùi hôi thối, nhất là vào những ngày thời tiết ẩm thấp, mưa gió, mùi khăm khẳm giống như mùi chuột chết... bốc ra từ những chuồng gà, khiến ai nấy đều khó thở. Kể cả nhà bà Hợp, dù nuôi gà đã lâu cũng không quen được mùi khó chịu đặc trưng này. Một số người trong nhà còn bị nhiễm khá nhiều bệnh về đường hô hấp như: sổ mũi, viêm xoang,...
"Khách chỉ ngồi vài phút là xin phép về ngay vì không chịu được mùi hôi tanh từ chuồng gà bốc ra", bà nói.
Song, mấy năm gần đây, những chuyện như trên không còn nữa. Khách vào nhà nếu không để ý còn không biết nhà bà nuôi lượng gà lên đến hàng ngàn con.
"Mỗi lứa tôi nuôi 2.000 con gà chạy bộ, ở hai chuồng. Khi bắt đầu vào đàn, chỉ cần dùng 2 kg men emiser trộn lẫn cát rắc xuống nền chuồng gà. Một lứa gà rắc khoảng 2 lần. Đơn giản vậy thôi nhưng chuồng gà luôn khô ráo, không có tí mùi nào", bà Hợp tiết lộ.
Theo tiết lộ của các chủ trại, họ dùng men vi sinh rắc chuồng để khửi mùi hôi khiến phân gà luôn khô, chuồng trại sạch sẽ |
Theo bà Hợp, ngoài việc giúp khử mùi hôi rất tốt, men rắc chuồng emiser còn giúp chuồng gà khô thoáng, tiết kiệm được công dọn chuồng. Trước đây, nuôi được lứa gà, bà phải mất vài lần dọn chuồng để đảm bảo vệ sinh, gà không mắc bệnh và chết. Giờ dùng men này, đến khi xuất bán, bà mới phải vào dọn chuồng một lần để nuôi lứa gà mới.
Cũng là một chủ trại gà ở xã Hoàng Hoa, anh Nguyễn Văn Dũng khoe, trang trại gà nhà anh nằm sát ngay cạnh nhà ở, mỗi lứa nuôi số lượng gà ta lên tới 4.000-5.000 con.
Tuy nhiên, chuồng gà cực kỳ khô thoáng và không một chút mùi hôi nên môi trường xung quanh vẫn luôn sạch sẽ và trong lành, không làm ảnh hưởng đến hàng xóm láng giềng. Bốc một nắm phân gà bằng tay rồi đưa lên mũi ngửi, anh Dũng chia sẻ: "Phân không mùi, cực kỳ khô".
Nhờ vậy mà lứa gà nào cũng cho thu tiền tỷ |
Theo anh Dũng phân gà không mùi hôi là do anh sử dụng công nghệ men vi sinh để lót nền chuồng. Anh dùng men trộn với mùn cưa theo tỷ lệ 2 kg men+20 kg mùn cưa rắc đều xuống nền chuồng. Từ đó, men sẽ có tác dụng phân giải phân gà, ức chế và tiêu diệt vi sinh vật có hại, đồng thời, khống chế sự lên men của sinh khối thối.
Anh Dũng cho hay, dùng men vi sinh không chỉ giúp giảm chi phí dọn vệ sinh chuồng trại (thường 15 ngày phải dọn chuồng gà 1 lần) mà còn giúp gà tránh được bệnh tật.
"Ngày trước, vào khu nuôi gà tôi lúc nào cũng phải bịt khẩu trang kín mít vì sợ ngửi mùi hôi thối, mắt lúc nào cũng cay xè. Nhưng giờ thì vào thoải mái", anh hào hứng.
Năm nào, anh cũng thu được hàng tỷ đồng từ bán gà. Thậm chí, có lúc giá gà có giảm mạnh, anh vẫn có lãi vì gà của anh ít bệnh tật.
Song, ngoài sản phẩm men vi sinh emiser lót nền chuồng, anh còn dùng cả các sản phẩm về men vi sinh khác của BTV bổ sung cho thức ăn chăn nuôi nhằm tăng sức đề kháng, chống tiêu chảy và kích thích tiêu hoá của vật nuôi.
Theo Bảo Phương (VietNamNet)