Nhịp tim chính là số lần tim đập trong mỗi phút. Nhịp tim trung bình của trẻ sơ sinh là khoảng 100 – 160 lần/phút, lúc trẻ 1 tuổi là khoảng 80 – 130 lần/phút và lúc trẻ 6 tuổi là khoảng 70 – 110 lần/phút. Khi trẻ vận động ở cường độ cao, nhịp tim đo được có thể lên đến 220 lần/phút.
Khi trẻ càng lớn thì các chỉ số nhịp tim, nhịp thở, huyết áp sẽ càng giảm theo từng độ tuổi. Vì vậy, nhịp tim của đứa trẻ sẽ nhanh hơn so với nhịp tim của bố mẹ chúng.
Tim là cơ quan động lực của cơ thể hoạt động của tim mà máu được đưa đến các cơ quan trong cơ thể. Nó có quá trình trưởng thành từng bước. Trong thời kỳ đầu, tim của chúng ta còn chưa phát triển thành thục. Bộ phận cấu thành là các sợi cơ còn tương đối mềm, yếu. Lực của tim rất nhỏ. Lượng máu mỗi lần tim đập đấy ra ít hơn so với người lớn. Nếu muốn đáp ứng được nhu cầu của các bộ phận trong cơ thể, thì yêu cầu nó phải cần cù hơn, gia tăng số lần đập.
Nó cũng giống như khi một đứa trẻ đi trên đường cùng người lớn. Bước đi của trẻ ngắn, người lớn bước dài. Đứa trẻ nếu muốn kịp người lớn thì cần phải bước nhanh hơn. Thậm chí, người lớn bước một bước thì đứa trẻ phải bước hai bước. Có thể bạn nghĩ rằng, cơ thể trẻ em còn nhỏ thì lượng máu cơ thể cần cũng sẽ ít. Như vậy, tim cũng không cần thiết phải vất vả như thế. Thực ra, điều này không đúng. Đứa trẻ đang vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ, lượng dinh dưỡng và dưỡng khí mà nó cần cao hơn nhiều so với người lớn. Nhưng chất dinh dưỡng này đều do máu đem tới. Vì thế, tim phải đập nhanh mới có thể bảo đảm cho đứa trẻ phát triển bình thường.
Tim đập nhanh cũng có một giới hạn nhất định. Nếu như tim đập quá nhanh, cơ tim không được nghỉ ngơi, trong tim không có được lượng máu dự trữ đầy đủ, lượng máu đẩy ra khi tim đập sẽ ít đi.
Vì thế nhịp tim của trẻ em đập nhanh hơn so với người lớn là một hiện tượng sinh lý bình thường. Đương nhiên, chúng ta cũng phải xem xét đến sự ảnh hưởng của các nhân tố khác.
TH (Nguoiduatin.vn)