Tại sao người khiếm thị lại rất thính tai?

21/12/2020 08:00:30

Những người khiếm thị thường có đôi tai rất thính nên mọi người thường hay nói rằng 'ông trời bù cho họ'. Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học, điều này được lý giải như thế nào?

Bù lại thiệt thòi cho việc phải sống trong bóng tối, những người mù tự động phục hồi vùng thị giác trên não để đảm nhận nhiệm vụ định hướng âm thanh, do đó, khả năng nghe của họ siêu việt hơn nhiều so với người thường.

"Những kết quả này đã chỉ ra sự linh hoạt của não bộ", nhà khoa học thần kinh Franco Lepore thuộc Đại học Montreal, Canada, cho biết. Ông tin rằng nếu những người mù bẩm sinh hoặc từ khi còn nhỏ, sử dụng âm thanh để cảm nhận môi trường, đầu óc của họ sẽ thích nghi với điều đó.
Lepore cho rằng nếu ai đó bị mù từ khi còn nhỏ, não bộ của anh (chị) ta có thể trải qua việc tái tổ chức tinh tế. Nhóm của ông cũng tìm thấy rằng những người bị mù ở giai đoạn sau của cuộc đời thường thiếu hoạt động trên vùng vỏ não thị giác. Phát hiện này đã ủng hộ ý kiến trên.

Các thí nghiệm trước kia đã chỉ ra rằng những người bị mù trong giai đoạn đầu của cuộc đời thường trội hơn người khác trong những công việc không cần đến thị lực, như đánh giá tiếng nói, nhớ từ và khả năng âm nhạc. Một vài nhà khoa học khẳng định người mù có thể chỉ ra vị trí nguồn âm trong không gian tốt hơn so với người sáng mắt. Tuy nhiên, những người khác đã thất bại trong việc tìm ra lợi thế này.

Nhóm nghiên cứu đã scan não những người tham gia thí nghiệm để tìm hiểu vùng nào bị kích động mạnh nhất. Ảnh chụp cho thấy những người mù có khả năng định vị âm thanh vượt trội thường có hoạt động mạnh hơn ở vùng vỏ não thị giác - vùng não vốn chỉ dành cho việc nhìn. Ngược lại, ở nhóm sáng mắt và những người mù nghe kém, không có hình ảnh của hoạt động này.

Tại sao người khiếm thị lại rất thính tai?
Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng những người khiếm thị có xu hướng xử lý âm thanh trong một “băng thông” hẹp hơn, chính xác hơn so với những người bình thường, cho thấy cảm giác điều chỉnh tần số của họ trong vỏ thính giác được tinh chỉnh tốt hơn so với người không bị khiếm thị.

Những người bị cận thị việc thể thiện chính xác âm thanh không quan trọng vì họ có thể nhìn giúp họ nhận ra đồ vật, trong khi những người mù chỉ có thông tin thính giác.

Từ đó giúp chúng ta hiểu được tại sao người khiếm thính lại có thể phát hiện âm thanh trong môi trường.

TH (Nguoiduatin.vn)