Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

05/11/2020 08:00:03

Nếu nhiệt độ chiều nay là 21 độ, hầu hết mọi người sẽ cho rằng đó hẳn là một ngày đẹp trời, ấm áp và dễ chịu, nhưng với thang đo kiểu Mỹ, 21 độ lại là biểu hiện của một ngày đông lạnh lẽo vô cùng.

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều sử dụng thang đo nhiệt độ Celsius (độ C) - một phần của hệ đo lường mét (metric system); theo đó, định nghĩa nhiệt độ đóng băng và nhiệt độ sôi của nước lần lượt là 0 độ và 100 độ. Tuy nhiên, tại Mỹ và một số vùng lãnh thổ khác như quần đảo Cayman, Bahamas, Belize và Palau, thang đo nhiệt độ được sử dụng phổ biến lại là thang Fahrenheit (độ F). Theo hệ đo lường này, nước sẽ đóng băng ở 32 độ và sôi ở 212 độ. Như vậy, 21 độ C sẽ tương đương với 70 độ F.

Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Vậy tại sao Mỹ lại không điều chỉnh để đồng nhất với phần còn lại của thế giới?

Nguyên nhân nghe có vẻ vô lý nhưng lại rất hợp lý đó là người Mỹ không thích hệ đo lường mét. Một cuộc thăm dò năm 2015 cho thấy, chỉ 21% công chúng ủng hộ việc chuyển sang sử dụng các đơn vị đo lường theo hệ mét, tỷ lệ phản đối lên đến 64%.

Trên thực tế, thời điểm ra đời của hai thang đo này chỉ cách nhau có hai thập kỷ. Fahrenheit được đặt theo tên của nhà khoa học người Đức – Daniel Gabriel Fahrenheit – người đầu tiên vào đầu những năm 1700 đã thiết kế ra nhiệt kế rượu và thủy ngân, loại nhiệt kế rất chính xác và nhất quán.

Khi Fahrenheit bắt đầu, điều ông quan tâm nhất là làm sao đồng nhất được kết quả đọc nhiệt độ ở mọi thời điểm, chứ không phải so sánh nhiệt độ của các thứ khác nhau hay tại các thời điểm khác nhau trong ngày. Nhưng khi ông trình bày bài nghiên cứu về hệ thống đo lường nhiệt độ cho Hiệp hội hoàng gia London năm 1724, ông nhận ra cần phải bổ sung một thang đo nhiệt độ tiêu chuẩn.

Trong khi đó, thang đo độ Celsius có vẻ khá được ủng hộ bởi chính quyền của đế quốc Anh trước đây; mặc dù tại Anh, Fahrenheit đã được sử dụng làm thang đo nhiệt độ tiêu chuẩn trước, Mỹ khi đó là thuộc địa của Anh cũng sử dụng hệ đo này.

Vào năm 1742, một nhà thiên văn học người Thụy Điển tên là Anders Celsius đã phát minh ra một hệ thống đo nhiệt độ mới đơn giản hơn dựa trên bội số của 10, trong đó, khoảng cách giữa nhiệt độ đóng băng và nhiệt độ sôi ở mực nước biển là 100 độ.

Khoảng cách 100 độ tròn khiến thang đo độ Celsius tự nhiên trở nên phù hợp với hệ đo lường mét. Nó chính thức được người Pháp sử dụng và phát triển vào cuối những năm 1700. Tuy nhiên, những quốc gia nói tiếng Anh vẫn ưu tiên sử dụng những đơn vị đo trước đây như pound, inch và Fahrenheit. Phải đến năm 1961, cơ quan khí tượng quốc gia Anh mới chấp nhận chuyển sang sử dụng thang Celsius để mô tả nhiệt độ trong những bản tin dự báo thời tiết, nhằm đồng bộ đơn vị đo lường với các nước châu Âu khác. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhanh chóng điều chỉnh theo – ngoại trừ một ngoại lệ đáng chú ý là Mỹ, nơi Cơ quan thời tiết quốc gia vẫn tiếp tục xuất bản các dữ liệu nhiệt độ theo chuẩn Fahrenheit – dù cho nhân viên của cơ quan này đã chuyển sang Celsius từ lâu.

Dung (Nguoiduatin.vn)

 

Nổi bật