Lần mọc đầu tiên gọi là răng sữa, gồm 20 cái, xuất hiện khi trẻ còn bú mẹ nên gọi là răng sữa. Chúng nhỏ và không bền. Răng mọc lần thứ hai là răng vĩnh viễn. Nó bắt đầu thay thế răng sữa từ khi 6 tuổi. Thông thường, răng vĩnh viễn khá lớn, bền, có tất cả 32 chiếc, cũng có người chỉ 28 chiếc và bộ răng này sẽ gắn bó với chúng ta suốt đời.
Răng sữa có vai trò quan trọng trong quá trình nhai thức ăn trong giai đoạn đầu và sự phát triển kỹ năng nói ở trẻ. Tuy nhiên, vai trò quan trọng nhất của răng sữa thực ra là để bảo vệ không gian cho răng vĩnh viễn của chúng ta cho đến khi chúng mọc lên từ bên dưới.
Vậy tại sao chúng ta không đơn giản phát triển một bộ răng vĩnh viễn hoàn chỉnh? Lý do là bởi khi ta còn bé, xương hàm chưa phát triển. Nếu mọc bộ răng cố định mọc lên thì sẽ không thể đứng vững trên giá xương đó được. Đến khi ta lớn hơn, cần ăn nhiều loại thực phẩm (trong đó có nhiều thức ăn dai, cứng), các răng sữa không đảm đương được nhiệm vụ nhai nghiền.
Vì vậy, trong quá trình tiến hóa lâu dài, ở con người đã phát sinh sự biến đổi mang tính thích ứng cao: thời trẻ tạm thời nhờ răng sữa để nhai và kích thích xương hàm phát triển đồng thời "giữ chỗ" để răng vĩnh viễn có thể mọc ra bình thường, đến lứa tuổi nhất định răng sữa sẽ rụng đi, răng cố định thay thế vào đó.
TH (Nguoiduatin.vn)