Vì sao một đàn kiến hàng ngàn con đông đúc lại không bao giờ bị 'tắc đường'?

04/11/2019 08:00:43

Nếu đã từng quan sát một đàn kiến di chuyển, bạn sẽ thấy chúng chẳng bao giờ bị tắc đường. Kiến là bậc thầy của con người trong cách tổ chức những luồng giao thông tập thể.

Dù có kích thước rất nhỏ bé nhưng kiến lại sở hữu mối liên kết xã hội tuyệt vời, đặc biệt là trong cách chúng làm việc nhóm. Não của kiến chỉ chứa 250.000 tế bào trong khi loài ong có 960.000 tế bào và con người sở hữu 100 tỷ tế bào thần kinh.

Tuy nhiên, nhìn chung, loài kiến có khả năng tạo ra hệ thống xã hội phát triển cao, nơi hàng nghìn cá thể có thể hoạt động đồng bộ.

Bạn đã từng thắc mắc rằng, tại sao một đàn kiến có số lượng hàng trăm thậm chí là hàng ngàn con lại có thể di chuyển, phối hợp làm việc với nhau một cách trơn tru, ngay trong một không gian giới hạn là chiếc tổ của chúng mà lại không gặp phải cảnh “tắc đường” như chúng ta?

Vì sao một đàn kiến hàng ngàn con đông đúc lại không bao giờ bị 'tắc đường'?

Một nghiên cứu mới trên tạp chí eLife cho thấy, những con kiến có thể giữ ổn định lưu lượng giao thông trên một cây cầu, ngay cả khi nó đã chạm ngưỡng 80% sức chứa. Trong so sánh, một cây cầu của con người chạm ngưỡng 40% sức chứa đã làm lưu lượng giao thông chậm lại.

Bí quyết của loài kiến là gì? Chúng đơn giản đã đặt lợi ích của toàn tổ lên hàng đầu. Con kiến sẵn sàng hi sinh lợi ích cá nhân để giúp toàn bộ hệ thống vận hành hiệu quả hơn. Trong khi đó, con người luôn có một xung đột cố hữu giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể. Đó chính là lý do chính gây tắc đường và làm tổng thời gian di chuyển của toàn xã hội tăng lên.

Những còn kiến còn có thể bám chặt vào nhau, tạo thành một cây cầu cho những con khác đi qua. Chúng hoàn toàn đã hy sinh lợi ích của mình vì tập thể.

Vì sao một đàn kiến hàng ngàn con đông đúc lại không bao giờ bị 'tắc đường'? - 1

Kiến không có quy tắc đường bộ như chúng ta, và chúng cũng không thực sự sợ xung đột, nhưng kể cả khi có, chúng có khả năng để ngăn ngừa dồn cụm lại bằng cách di chuyển đơn lẻ, trôi đi như một chất lỏng.

Trong một nghiên cứu, nhà khoa nghiên cứu đã tìm ra cách kiến ​​lửa tối ưu hóa việc đào đường hầm. Những đường hầm này rất hẹp, chỉ đủ chỗ cho hai con kiến ​​đi qua, nhưng tình trạng ùn tắc hiếm khi xảy ra.

Đó là vì những con kiến đối mặt với một đường hầm, trong đó những con kiến ​​khác đang hoạt động, nó ngay lập tức rút lui để tìm một đường hầm khác.

Một nghiên cứu khác đã nhận thấy,  khi đàn kiến gặp vật cản khiến một tuyến đường bắt đầu bị tắc, những con kiến ​​trở về tổ đã chặn những con kiến ​​đi ngược chiều, buộc chúng phải tìm một tuyến đường thay thế. Những con kiến bị chặn cũng sẵn sàng tìm một đường đi khác, giữa chúng không hề xảy ra xung đột nào.

Vì sao một đàn kiến hàng ngàn con đông đúc lại không bao giờ bị 'tắc đường'? - 2

Khi các nhà nghiên cứu Đức tăng gấp đôi số lượng kiến trên còn đường mòn mà cả đàn vốn đi (bằng cách tăng lượng thức ăn ở cuối đường), kiến di chuyển với vận tốc nhanh hơn gấp đôi.

Các nhà sinh vật học ở Edinburgh chỉ ra rằng loài kiến thậm chí có thể đi ngược và mang theo đồ mà vẫn đảm bảo tốc độ di chuyển như trên.

Bằng nhiều cách, loài kiến đã giữ được một luồng giao thông thông suốt, thậm chí kể cả vào lúc cao điểm kiến con người phải học hỏi.

TH (SHTT)

Nổi bật