Trong cộng đồng khoa học, bộ gặm nhấm là đối tượng thí nghiệm phổ biến nhất. Có đến 95% các nghiên cứu trên động vật ở Mỹ được thực hiện trên loài gặm nhấm. Còn ở châu Âu, loài gặm nhấm chiếm 79% các thí nghiệm lên động vật trong các nghiên cứu.
Tại sao chuột lại được dùng nhiều trong phòng thí nghiệm đến thế? Có một vài lý do khá thực dụng: chúng nhỏ, chúng dễ sinh sản và chúng rẻ. Khi bạn thí nghiệm nhiều đối tượng – và nghiên cứu có thể sẽ tin cậy hơn khi thí nghiệm được tiến hành trên nhiều thế hệ đối tượng. Khả năng sinh sản nhanh và thường xuyên cũng có lợi lớn cho nghiên cứu, bởi vì chuột có tuổi thọ ngắn trong một vài năm, các nhà nghiên cứu có thể dễ dàng nghiên cứu các thế hệ khác nhau. Sau nữa, chuột là động vật có vú, vì thế dù sao chúng cũng là những thành viên trong một gia đình, điều này sẽ thuận lợi hơn cho các nhà khoa học khi cần nghiên cứu liên quan đến yếu tố di truyền.
Một lý do khác để các nhà khoa học chọn thí nghiệm trên chuột là với loài động vật này và con người có cùng hơn 90 phần trăm hệ thống gien. Điều đó làm cho chuột trở thành một sự kết hợp tuyệt vời để tìm hiểu gien của con người sẽ phản ứng như thế nào với các yếu tố tương tự. Ngoài yếu tố di truyền học, hệ thống sinh học của chuột (như các bộ phận) cũng có chức năng giống như của con người.
Một trong những lý do quan trọng nhất là chuột dễ biến đổi gene. Các nhà khoa học có thể tác động đến một số gene nhất định của chuột, khiến chúng ở trạng thái bất hoạt hoặc chèn thêm đoạn ADN ngoại lai. Sau đó, họ quan sát thay đổi hành vi và sinh lý của chuột để tìm ra chức năng và cách thức gây bệnh của những gene này ở người.
Ngoài ra, các con chuột cũng không gây ra nhiều thiệt hại khi bị kích động. Nếu bạn đang làm việc trong phòng thí nghiệm và bị một con chuột cắn, điều đó không có gì đáng ngại nhưng sẽ thật tồi tệ nếu đó là những loài động vật to lớn như hổ, báo, sư tử...
Vì rất nhiều lý do trên, chuột trở thành loài vật được các nhà khoa học lựa chọn để thực hiện các thí nghiệm.
TH (SHTT)