Sự "tự sát" tập thể của cá voi, vẫn là một câu đố khó giải của các nhà động vật học. Cá voi tuy cũng có trí tuệ ở mức độ nhất định, nhưng chúng không có tình cảm mừng vui, tức giận, đau khổ, vui vẻ giống như con người, không thể có hành vi tự sát thực sự giống như con người.
Vậy thì, loài cá voi tại sao phải "tự sát" tập thể?
Một học giả người Hà Lan đã phát hiện ra rằng loài cá voi gặp nạn đa số xảy ra ở bờ biển trũng, bãi cát nông, bãi tắm biển, đất có đầy sỏi đá hoặc bùn ứ đọng, và những góc biển nổi lên xa trung tâm biển. Nguyên nhân chết trên cạn có thể là do mất phương hướng. Thị giác của loài cá voi rất kém, về cơ bản là dùng âm thanh để "nhìn" các vật dưới nước. Chúng phải hướng về mục tiêu thăm dò phát ra sóng siêu âm với biên độ rất rộng, sau đó căn cứ vào tín hiệu phản xạ lại, phán đoán phương hướng mục tiêu để quyết định hành động như thế nào, đây gọi là định vị hồi thanh. Mà ở các địa hình bất lợi như sườn dốc, bãi biển, thường làm cho định vị hồi thanh của chúng bị nhiễu. Vì vậy, hành động của chúng bị rối loạn, va đập lung tung, do đó có lúc rơi vào "cạm bẫy" chết trên đất liền.
Theo lý giải khác của các nhà khoa học lại cho rằng sự thay đổi đưa các dòng nước giàu dinh dưỡng vào bờ với nguồn thức ăn phong phú, thu hút cá voi đến gần.
Giới khoa học cũng không loại trừ khả năng những trận bão biển bắt nguồn từ sự thay đổi của gió làm cá voi mất phương hướng và dạt vào bờ. Khi mắc kẹt, chúng nhanh chóng mất sức và chết nếu không được giải cứu kịp thời.
Ngoài ra, hoạt động trên biển của con người cũng được xem là một trong những yếu tố có thể gây ra hiện tượng cá voi mắc cạn. Hệ thống định vị dưới nước được cho là nguyên nhân khiến 100 con cá voi mắc cạn và chết ở vùng nước cạn thuộc Madagascar năm 2008. Sóng định vị dựng nên bức tường âm thanh gây rối loạn hành vi và khiến cá voi muốn bỏ chạy.
Tảo độc cũng là một trong những nguyên nhân khiến cả voi chết hàng loạt. Cụ thể là loại tảo độc đã khiến 14 con cá voi lưng gù mắc cạn và chết tại mũi Cod, bang Massachusetts, Mỹ, năm 1987.
TH (SHTT)