Vì sao không dùng bom nguyên tử thổi bay các cơn bão?

06/11/2019 13:30:22

Bão tới đi kèm với nhiều cơn lốc xoáy, mưa to và lũ lụt đã làm thiệt hại rất nhiều của cải, thậm chí là tính mạng của con người. Không muốn ngồi yên chịu đựng, con người đã thử suy nghĩ phương pháp không cho bão vào đất liền, một trong số đó chính là dùng bom nguyên tử.

Bão là hiện tượng thời tiết đặc biệt nguy hiểm chỉ xuất hiện trên các vùng biển nhiệt đới, thường có gió mạnh và mưa lớn. 

Trong không gian ba chiều, bão là một cột xoáy khổng lồ, ở tầng thấp (khoảng 0–3 km) không khí nóng ẩm chuyển động xoắn trôn ốc ngược chiều kim đồng hồ (ở Bắc Bán Cầu) hội tụ vào tâm, chuyển động thẳng đứng lên trên trong thành mắt bão và toả ra ngoài ở trên đỉnh theo chiều ngược lại. Ở chính giữa trung tâm của cơn bão không khí chuyển động giáng xuống, tạo nên vùng quang mây ở mắt bão.

Thông thường, một cơn bão có đường kính khoảng 160km. Tuổi thọ của nó từ lúc hình thành đến khi mất đi có thể kéo dài trong nhiều ngày và gây ra những diễn biến khó lường. 

Vậy sẽ ra sao nếu dùng 1 quả bom nguyên tử để ngăn chặn cơn bão?

Vì sao không dùng bom nguyên tử thổi bay các cơn bão?

Sự thật là sẽ chẳng có gì xảy ra cả vì năng lượng do những cơn bão tạo ra là quá khổng lồ, 1 quả bom nguyên tử chẳng có ý nghĩa gì với nó. Hơn nữa, sau khi bom nổ, cơn bão còn cuốn tất cả các bức xạ vào đất liền, biến thành bão phóng xạ, mức độ nguy hiểm còn ghê gớm hơn gấp vạn lần. 

Để ngăn cản 1 cơn bão, chúng ta cần nhiều bom hơn thế. 100 quả bom nguyên tử được kích nổ 1 lúc có lẽ sẽ ngăn cản được cơn bão, nhưng sau đó Trái Đất cũng sẽ tiêu tùng. Vậy nên sẽ chẳng có chuyện dùng bom nguyên tử để ngăn bão đâu. 

Dung (SHTT)