'Trick or treat” xuất hiện ở Anh từ những năm 1980 nhưng phong tục này lại phổ biến ở Mỹ nhiều hơn. Vì sao phong tục này lại chỉ xuất hiện trong ngày Halloween?
“Trick” nguyên nghĩa là: đánh lừa, trò đùa tinh nghịch, còn “treat” là tiếp đón, đối xử, tiếp đãi tử tế. Nghĩa đầy đủ của câu “trick or treat” là: “Nếu muốn chúng tôi không chơi xấu thì hãy đãi chúng tôi cái gì đi”. Hầu hết những gia đình bị gõ cửa thường muốn tránh “trick” nên thường tiếp đón (treat) bọn trẻ bằng kẹo, trái cây và đôi khi có cả đồng xu.
Trò “trick or treat” có nguồn gốc từ lâu, khi người nghèo hoá trang và đến gõ cửa từng nhà vào đêm Halloween để xin tiền hoặc xin thực phẩm. Về sau, đây trở thành phong tục truyền thống trong đêm Halloween, được gọi là “cho kẹo hay bị ghẹo”. Khi đó, những đứa trẻ sẽ cùng nhau gõ cửa từng nhà và xin kẹo. Nếu gia chủ không cho, họ sẽ bị chọc ghẹo.
Phong tục này bắt nguồn từ nghi lễ xuất hiện từ thời Trung Cổ và có tên gọi là mumming. Vào thời Cơ đốc giáo, trick or treati phát triển hơn, lan cả sang Anh và được biết đến với cái tên mới là souling. Vào ngày lễ này, người nghèo khó sẽ ghé thăm những gia đình khá giả để nhận bánh ngọt hay còn gọi là bánh linh hồn và không quên để lại cho gia chủ những lời chúc tốt đẹp.
Ở Scotland và Ireland, bọn trẻ sẽ đến thăm nhà hàng xóm và hát một bài hát, đọc một đoạn thơ hoặc thực hiện một “nghi lễ” khác trước khi nhận được kẹo, quả hoặc đồng xu.
Vào ngày Halloween, trẻ em thường được hóa trang thành nhiều nhân vật khác nhau từ nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh dễ thương cho đến những nhân vật có hình thù kì quái trước khi dạo phố cùng cha mẹ.
Theo truyền thống, mọi người sẽ đến gõ cửa nhà hàng xóm và yêu cầu đồ ăn ngọt từ gia chủ.Thời gian ghé thăm có thể kéo dài từ 17h30 đến 21h30.
TH (SHTT)