Những người đã xét nghiệm máu đều biết rõ, khi làm một số xét nghiệm máu như đường huyết, mỡ máu, chức nắng gan... bệnh nhân không được ăn gì vào buổi sáng để lấy mẫu máu.
Vì sao lại cần làm như thế? Bởi vì phương pháp thực hiện của các loại xét nghiệm đều khác nhau, giá trị bình thường của kết quả xét nghiệm cũng khác nhau. Để có số liệu đúng, cần lấy mẫu máu đói để xác định. Vì lúc đói, cơ thể ở trạng thái đào thải cơ sở, có thể bài trừ ảnh hưởng của các nhân tố trong thức ăn. Lúc đói, tính tình bệnh nhân lại tương đối ổn định, kết quả xét nghiệm máu sẽ chân thực nhất.
Do đó, khi kiểm tra máu bệnh nhân, nên lấy mẫu xét nghiệm lúc bụng đói. Như vậy, kết quả xét nghiệm mới có tính so sánh để phản ánh trung thực tình hình thực tế của bệnh nhân, nó có giá trị để chẩn đoán bệnh được chính xác. Có một số xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác khi người bệnh nhịn ăn 4 - 6 giờ trước khi làm xét nghiệm hoặc không ăn sáng sau một đêm ngủ dậy.
Nếu lấy máu sau khi ăn, một số thành phần của thức ăn được tiêu hóa sẽ lẫn vào máu, khiến cho nồng độ của một số thành phần nào đó trong máu tăng cao, kết quả xét nghiệm sẽ không chính xác. Trước kia, rất nhiều loại xét nghiệm đòi hỏi phải nhịn ăn. Nhưng cùng với sự phát triển của kỹ thuật xét nghiệm, phương thức xét nghiệm cũng đã có nhiều biến đổi. Những xét nghiệm về công năng gan, công năng thận đã dần dần không đòi hỏi phải nhịn ăn. Với sự phát triển của y học, sau này, những xét nghiệm cần nhịn ăn có thể sẽ dần dần trở thành không cần thiết.
TH (Nguoiduatin.vn)