Sau khi bay đoạn đường dài thường sẽ xuất hiện hiện tượng đảo ngược ngày đêm: ban ngày choáng váng, không muốn ăn cơm, mệt mỏi buồn ngủ; buổi tối lại thấy khỏe khoắn, khó đi vào giấc ngủ. Tình trạng này là một hiện tượng sinh lý, khoa học gọi là “phản ứng sai khác giờ”, cũng gọi là sự sai khác thời gian tạo thành phản ứng không thích nghi.
Chúng ta biết, trái đất quay từ tây sang đông, trong 24 giờ sẽ đi qua kinh độ 360 độ. Theo qui định quốc tế, mỗi lần đi qua 15 độ là một khu vực thời gian, trái đất tổng cộng có 24 khu vực thời gian, trong cùng khu vực thời gian thì dùng chung một thời gian, cách một khu vực thời gian thì sẽ sai biệt 1 giờ. Lấy ví dụ: máy bay cất cánh từ New York vào lúc 9 giờ sáng ngày 1 tháng 6, đi qua 13 khu vực thời gian, qua 12 giờ thì đến Thượng Hải là 9 giờ sáng ngày 1 tháng 6 giờ Bắc Kinh. Căn cứ vào đồng hồ sinh học, thì muốn buồn ngủ rồi, mà ở Thượng Hải lại đang buổi trưa. Phản ứng sai khác thời gian này nói chung sau vài ngày có thể điều chỉnh được, không có bệnh gì.
Vậy muốn phòng ngừa phản ứng sai khác thời gian thì phải làm sao? Khi bay từ tây sang đông, ngủ trễ dậy trễ 1 giờ, khi bay từ đông sang tây, ngủ sớm dậy sớm 1 giờ, trong khi bay lại ngủ 1-2 giờ, điều này giúp cho khi xuống máy bay sẽ giảm bớt sự phản ứng sai khác giờ hoặc tạo sự thích ứng cho cơ thể.
TH (Nguoiduatin.vn)