Về nguồn gốc của phong tục này, ghi chép sớm nhất là vào thời nhà Chu. Tổ tiên của người Chu có những quy định chi tiết và nghiêm ngặt về mọi mặt, và đồng thời họ cũng có một tập hợp các nghi lễ tang lễ rất hoàn chỉnh, được gọi là "hung lễ".
Mục đích đầu tiên khi phủ tấm vải lên mặt tử thi là để xác nhận xem người đó đã thực sự đã mất hay chưa. Ở nhiều nơi phương thức tang lễ chủ yếu là chôn dưới đất. Một số người trong quá trình mang đi chôn cất thì phát hiện có tiếng gọi, khi mở quan tài mới biết người đó vẫn chưa chết. Sau những sự việc như vậy đã xảy ra, người xưa thường để người đã khuất ở nhà vài ngày trước khi an táng. Việc đắp một tấm vải lên mặt có thể kiểm tra người đó còn thở hay không.
Phong tục này không hoàn toàn là mê tín vì nó có một số cơ sở khoa học. Cơ bắp của con người bị co rút, đặc biệt là sau khi qua đời đột ngột, một số cơ vẫn có thể co lại. Điều này dẫn đến một số thay đổi trên thi thể của người đã khuất. Thay đổi cơ bản nhất là khuôn mặt bị biến dạng, trở nên bất bình thường hơn khi còn sống. Để những người đến viếng không sợ hãi, người nhà phải trùm khăn trắng cho tử thi. Thực tế là con người vẫn có thể cử động nhẹ sau khi chết ví dụ như rung mặt và thậm chí nấc cụt. Che phủ bằng vải trắng có thể giúp mọi người không sợ hãi và hoảng sợ.
Cơ thể con người dễ sinh vi khuẩn sau khi chết, đặc biệt là vào mùa hè. Trong nhà xác, vi trùng rất dễ lây lan từ miệng và mũi của người quá cố, do đó, một tấm vải trắng có thể ngăn chặn sự lây lan của "khí độc", duy trì một môi trường vệ sinh và sạch sẽ. Theo những người già ở quê, hơi thở cuối cùng của người trước khi qua đời đầy chất độc, nếu người sống không may nhiễm phải mặt sẽ nhanh chóng bị sưng tấy, thực ra đây cũng là do nhiễm vi trùng.
Dung (Nguoiduatin.vn)