Carbohydrate là nguồn sản xuất năng lượng trong cơ thể và chất béo giống như một cỗ máy dự trữ năng lượng cực lớn. Protein cũng cực kỳ quan trọng đối với chức năng cơ thể. Vai trò của protein bao gồm hình thành các cấu trúc như collagen và mô liên kết, hỗ trợ chuyển động cơ, điều chỉnh các cơ chế hoạt động và vận chuyển chất trong cơ thể. Chế độ ăn giàu protein, ít carbohydrate được cho là nguyên nhân chính dẫn đến mồ hôi có mùi amoniac.
Về cơ bản khi một người có chế độ ăn kiêng theo hướng này và tập thể dục, cơ thể họ sẽ nhanh chóng phải sử dụng protein để cung cấp năng lượng cần thiết cho các nhóm cơ trong cơ thể. Để làm điều này, các axit amin sẽ chia thành nhiều thành phần khác nhau, đồng thời một phần của chúng sẽ được chuyển hóa thành glucose để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Các thành phần phụ khác thoát ra từ quá trình này là chất thải và cơ thể sẽ bài tiết chúng qua da dưới dạng mồ hôi. Amoniac là một dạng chất thải như vậy.
Thông thường amoniac sẽ được chuyển đổi thành ure và được thải ra an toàn qua nước tiểu. Nếu để amoniac tích tụ quá nhiều, nó sẽ gây độc cho cơ thể, làm suy giảm các chức năng thần kinh và gây đau mỏi cơ. Lúc này, mồ hôi sẽ đóng vai trò đào thải nhanh nhất lượng chất thải này khỏi cơ thể.
Nếu việc giảm hấp thụ protein và tăng lượng carbohydrate không đem tới hiệu quả để giảm mùi mồ hôi amoniac, bạn hãy thử uống nhiều nước hơn. Nước sẽ làm loãng lượng amoniac trong cơ thể, đồng thời làm tăng khả năng bài tiết.
Ngoài ra cần lưu ý rằng, tình trạng có mùi amoniac tỏa ra từ miệng không liên quan đến việc thừa protein mà đó có thể là triệu chứng nghiệm trọng liên quan đến bệnh gan hoặc suy thận. Khi đó tốt nhất là lên tới khám bác sỹ càng sớm càng tốt.
Dung (Nguoiduatin.vn)