Tại sao mắt lại có màu? Màu của mắt là do số lượng protein sắc tố, còn gọi là melanin trong các tế bào của mống mắt quyết định. Một đứa trẻ khi sinh ra, trong mống mắt hầu như chưa có melanin nên sẽ có đôi mắt màu xanh. Từ 6–36 tháng, các tế bào trong mống mắt bắt đầu sản sinh melanin sẽ làm thay đổi màu sắc của mắt. Nếu có quá nhiều melanin, mắt sẽ có màu nâu; ít melanin, mắt sẽ có màu xanh. Hầu hết trẻ em châu Á và châu Phi khi sinh ra có màu mắt nâu hoặc đen, vì melanin đã tích tụ nhiều trong mống mắt.
Điều gì quyết định sự tập trung số lượng melanin trong mống mắt? Tất cả phụ thuộc vào gene. Theo các lý thuyết trước đây, màu mắt là do một gene quyết định. Nếu cha màu mắt nâu, mẹ mắt xanh, sinh ra con sẽ có mắt xanh. Theo khoa học hiện đại, gene quyết định rất nhiều về màu mắt.
Tuy nhiên, melanin cũng chỉ đóng góp 50% vào việc tạo nên màu cho đôi mắt mà thôi, 50% còn lại là nhờ ánh sáng phản chiếu vào mắt. Bên cạnh việc tạo ra màu cho mắt, các hắc tố melanin còn giúp bảo vệ mắt khỏi các tia UV. Vì vậy, mắt càng có màu đậm thì càng ít nhạy cảm với ánh sáng.
Theo thống kê, màu mắt phổ biến nhất là màu nâu. Hơn 55% dân số thế giới có mắt màu nâu, chủ yếu là người gốc châu Á và châu Phi.
Các màu mắt phổ biến tiếp theo, theo thứ tự là nâu đỏ, màu xanh dương, màu xám, màu đen. 3 màu mắt cực kỳ hiếm là xanh lá cây, màu hổ phách, màu tím violet hoặc màu đỏ. Chỉ khoảng 2% dân số thế giới có mắt màu xanh lá cây. Màu mắt cực hiếm bởi đôi mắt này hầu như không có melanin nên mống mắt sẽ không màu, nhưng bé thấy màu đỏ hoặc hồng vì đó là màu của các mạch máu. Một số sẽ sở hữu đôi mắt hai màu vì mống mắt được tạo thành bởi hai kiểu gien khác nhau.
TH (Nguoiduatin.vn)