Những vi khuẩn tí hon trên trái đất đã cắn nát những tàn thực vật này bằng các enzyme chuyên dụng để tạo ra những miếng mồi ngon phù hợp với kích cỡ của chúng. Các vi sinh vật háu đói xử lý một lượng lớn carbon trong đất, thậm chí thu nạp vài loại nguyên tố vào trong tế bào của mình. Song vi khuẩn không thể thực hiện trọn vẹn công việc.
Có những mảnh carbon không bị vi khuẩn đánh chén và có carbon trong cơ thể của chính chúng. Sau đó, khi những vi sinh vật chết đi, xác của chúng với đầy cacbon sẽ chất chồng trên mặt đất. Phần lớn cacbon sẽ được trả lại vào khí quyển hình thành khí cacbonic, phần còn lại nằm trên mặt đất ở giai đoạn cuối cùng trong chu kỳ cacbon.
Chính vì thế, đất ở những nơi có động vật, côn trùng, vi sinh vật và các thảm thực vật thường chứa hàm lượng cacbon cao. Cụ thể hơn, đó là các chuỗi cacbon, còn gọi là hợp chất humic được tìm thấy với nồng độ cao trong các loại đất dạng này.
Tương tự như màu sắc của bất kỳ đối tượng nào bạn nhìn thấy, màu sắc của đất phụ thuộc vào những gì mà các bước sóng của ánh sáng hấp thụ hoặc phản xạ trên đối tượng đó. Các chuỗi cacbon có xu hướng hấp thụ hầu hết các màu trong quang phổ ánh sáng, chỉ phản chiếu lại một màu nâu xỉn đến mắt của chúng ta.
Dung (Nguoiduatin.vn)