Mặc dù chúng ta được xem là loài thông minh và tiến hóa nhất trên hành tinh, nhưng không phải vào thời điểm chúng ta vừa được sinh ra. Quay lại với lịch sử tiến hóa của con người. Khoảng 4 triệu năm về trước, những loài chuyển tiếp đầu tiên như Australopithecus đã bắt đầu di chuyển và đứng bằng hai chân thay vì bốn chân.
Trải qua hàng trăm thế hệ, sự chuyển đổi này đã gây ra một số thay đổi trong cấu trúc tủy sốngcủa con người và khiến xương chậu của chúng ta bị thu hẹp dần cho đến hình dạng ngày nay của chúng ta. Khi xương chậu bị thu hẹp, nó cũng làm cho ống sinh trở nên nhỏ hơn. Điều này làm hạn chế kích thước mà đầu và não của em bé có thể phát triển trước khi sinh.
Đến một thời điểm nhất định, nếu bộ não phát triển hơn nữa trong bụng mẹ, đứa trẻ sẽ không thể sinh ra vừa với kích thước ống sinh đã bị thu nhỏ. Trong khi đó, não bộ chúng ta lại tiến hóa và phát triển vượt bậc hơn nhiều. Do vậy, khác với các loài động vật có vú khác, khi bộ não con non của nó có thể phát triển đầy đủ trước khi sinh thì ở người, não của trẻ sơ sinh được phát triển phần nhiều sau khi sinh.
Như vậy, trẻ sơ sinh ở có hệ thần kinh chưa được phát triển đầy đủ như các động vật có vú khác, và do đó chúng dựa vào cha mẹ để được chăm sóc và bảo vệ trước khi có thể tự bảo vệ mình. Các nhà nghiên cứu tin rằng bộ não của chúng ta rất phức tạp và chúng ta học hỏi rất nhiều từ khi còn rất nhỏ. Trong đó, kỹ năng bước đi chỉ đơn giản là không dễ dàng hoặc nhanh chóng phát triển. Về cơ bản, người ta tin rằng chúng ta ưu tiên nhiều thứ khác trong danh sách phát triển hơn là khả năng bước đi.
Bên cạnh sự phát triển và tăng trưởng não chậm ở trẻ sơ sinh cũng như ưu tiên cho những kỹ năng khác thì còn một yếu tố khác khiến trẻ sơ sinh khó đi lại ngay sau khi sinh. Người ta đã phát hiện ra rằng động vật có vú đi bằng cả bàn chân thay vì chỉ đi bằng ngón chân. Đây là một kỹ năng phức tạp hơn nhiều, đòi hỏi sự phối hợp và điều khiển các cơ nhiều hơn và do đó cần sự hoạt động của não bộ nhiều hơn.
Dung (Nguoiduatin.vn)