Khóc dưới góc nhìn khoa học
Chúng ta đều biết, khóc là điều ai cũng từng đôi khi làm. Có những lúc chúng ta chảy nước mắt vì cơ thể đang cố gắng làm sạch một chút bụi bẩn ra khỏi mắt. Nhưng đó có phải thực sự là khóc không? Hẳn là không, vì khóc có liên quan đến cảm xúc của chúng ta nhiều hơn.
Có một sự liên hệ giữa phần não bộ của chúng ta, nơi mà chịu trách nhiệm cảm nhận cảm xúc với các ống dẫn trong mắt, nơi nước mắt chảy ra. Vì vậy khi chúng ta có một cảm xúc sâu sắc, chúng ta khóc.
Các bác sĩ y khoa có thể cho bạn biết thêm về điều đó, nhưng tác giả của bài viết này, là một bác sĩ về chủ đề khác, bác sĩ của cảm xúc. Tác giả đã tìm hiểu lý do tại sao mọi người khóc vì những lý do khác nhau và so sánh ngày hôm nay với thời gian trước đây.
Khóc ngày nay
Ở Úc ngày nay, hầu hết trẻ em đều khóc khi chúng cảm thấy buồn, dù là trai hay gái. Nhưng khi những đứa trẻ đó trở thành thanh thiếu niên, con trai dường như ít khóc hơn con gái. Không phải vì con trai có não bộ hoặc ống dẫn nước mắt khác với con gái, mà vì nhiều chàng trai Úc nghĩ rằng khóc là một sự xấu hổ.
Trên thực tế việc con trai khóc là điều rất bình thường, và khóc không nên được xem là một điều xấu hổ hoặc là không hay
Khóc từ thời xa xưa được nhìn nhận như thế nào?
Khoảng 500 năm trước ở Anh, khóc được xem là một điều tuyệt vời! Một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất lúc bấy giờ là về Vua Arthur.
Vua Arthur là người khóc rất nhiều. Ông ấy là một anh hùng vĩ đại và rất nhiều chàng trai muốn được như ông ấy. Theo những cuốn sách và những bài thơ được viết vào thời điểm đó, vua Arthur đã khóc rất nhiều. Khóc làm cho mọi người thấy ông ấy có cảm xúc rất mạnh mẽ và chân thật. Hồi đó, mọi người đều nghĩ rằng điều này làm cho ông ấy trở thành một người đàn ông tuyệt vời, và các lãnh chúa, quý bà trong triều đình cũng thường khóc trước công chúng.
Khóc cũng phụ thuộc vào một số điều kiện nhất định
Tại sao chúng ta khóc cũng phụ thuộc vào nơi chúng ta sống và gia đình của chúng ta như thế nào?
Nếu bạn sống ở một quốc gia mà việc thể hiện cảm xúc trước nhiều người là một điều bình thường, như Mỹ chẳn hạn, bạn có khả năng sẽ khóc về nhiều thứ hơn. Nếu bạn sống ở một quốc gia nơi mọi người không thường bộc lộ cảm xúc nhiều ra ngoài, thì có lẽ bạn sẽ không khóc nhiều, ngay cả khi buồn như thế nào.
Ví dụ, ở Nhật Bản, có một khoảng thời gian mọi người đều cố gắng không khóc nhiều. Nhưng gần đây ở Nhật Bản, mọi người đang thay đổi suy nghĩ về việc khóc. Sách và phim có nội dung buồn đang trở nên phổ biến. Thậm chí có những câu lạc bộ khóc (crying clubs), nơi mọi người có thể xem những bộ phim buồn với nhau, khóc ngon lành và về nhà với một tậm trang tốt hơn vì đã giải tỏa được những cảm xúc kìm nén.
Điều tương tự cũng vậy với các gia đình, nếu mọi người trong nhà bạn thích chia sẽ cảm xúc của họ và không cảm thấy xấu hổ về việc khóc to, cười lớn, la hét hoặc nhảy múa, thì bạn có thể sẽ khóc bất cứ lúc nào bạn cảm thấy tâm trạng.
Nhưng nếu những người trong gia đình bạn không thường xuyên thể hiện cảm xúc của họ, thì bạn cũng sẽ học cách giữ cảm xúc của mình vào bên trong và không thể hiện chúng ra ngoài bằng cách khóc.
Chúng ta khóc để bộc lộ cảm xúc của mình
Có thể thấy qua những ví dụ trên, khóc không phải là một thứ mà chúng ta có thể tự mình làm được. Mà khóc là một cách để chúng ta bộc lộ cảm xúc với người khác.
Khi bạn khóc, bố mẹ, thầy cô hoặc bạn bè biết rằng bạn đang có một cảm xúc sâu sắc. Sau đó họ có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn bằng một cái ôm hoặc trò chuyện về cảm xúc của bạn.
Vậy tại sao chúng ta khóc?
Nói một cách nào đó, cơ thể chúng ta được tạo ra như vậy. Nhưng cũng bởi vì khóc là cách con người thể hiện cảm xúc của họ, và chúng ta học cách bộc lộ cảm xúc theo cùng một cách như vậy. Khóc giúp chúng ta chia sẻ và quan tâm.
Dung (Nguoiduatin.vn)