Nếu cảm thấy laptop quá nóng hoặc gặp các vấn đề do nóng máy gây ra, bạn có thể thử một vài cách dưới đây:
Lau bụi
Laptop mua lâu ngày có thể rất bụi nhưng chúng lại ẩn bên trong máy móc hoặc bộ tản nhiệt. Bụi chặn luồng khí nên là yếu tố khiến thiết bị nóng lên. Không dễ để lau sạch bụi trên laptop như PC, nhưng bạn có thể kiểm tra vài điểm quan trọng từ bên ngoài: hãy tìm các điểm mà không khí lưu thông, nếu thấy bụi ở đây, lau sạch hết mức có thể.
Một cách khác là kiểm tra đáy laptop bằng cách tháo đinh vít ra, tuy nhiên đây là hành vi khá nguy hiểm và không được các nhà sản xuất khuyến nghị. Thậm chí, bạn có nguy cơ mất bảo hành nếu làm như vậy. Do đó, không nên tự làm điều này mà bạn nên liên hệ với các hãng để tìm ra giải pháp.
Kiểm tra quạt
Nếu quạt quá cũ, chúng không hoạt động hiệu quả như khi mới mua và có thể khiến laptop bị nóng hơn bình thường. Để kiểm tra, bạn đặt tay gần lỗ thông khí để xem có luồng hơi nóng không. Nếu không có, hoặc quạt đã quá cũ hoặc quạt bị bám đầy bụi.
Mọi chuyện càng tệ hơn nếu quạt gây ra tiếng ồn, rít, đây là dấu hiệu cho thấy gặp vấn đề về lưu thông không khí. Trong trường hợp này, nên liên hệ với nhà sản xuất, đặc biệt nếu vẫn đang hạn bảo hành.
Tản nhiệt rời
Kiểm tra bề mặt đặt laptop
Sử dụng laptop trên giường có thể khiến máy bị nóng. Để tản nhiệt hiệu quả, laptop cần được đặt trên bề mặt thông suốt, không bị tắc nghẽn. Đặt laptop trên chăn sẽ bao phủ các lỗ thông khí và ngăn chặn dòng khí lưu thông. Ngoài ra, chăn còn có tác dụng giữ nhiệt nên không giúp laptop mát hơn.
Giảm tải công việc
Nếu mọi cách bên trên không có tác dụng, bạn có thể giảm nhiệt độ bằng cách giảm tải công việc cho laptop. Hãy tải phần mềm theo dõi nhiệt độ trên thiết bị, chẳng hạn Speccy, để mắt đến GPU, CPU để biết khi nào nó đang bị quá tải. Một vài chương trình như game đồ họa nặng làm cho laptop nóng lên. Lúc này, nên thay đổi một số cài đặt để giảm tải hoặc chuyển về chế độ điện năng thấp như Power Saver.
Theo Du Lam (Ictnews.vn)