Các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra cách cấy ghép chip điều khiển SoC lên não người để chống lại các bệnh tật về thần kinh.
Chip cấy ghép trên não sẽ được sử dụng cho các giao diện máy tính não hai chiều, nhằm giải quyết các chứng rối loạn hay thoái hóa thần kinh. Cụ thể là các bệnh như Parkinson, Alzheimer hay thậm chí là liệt.
Con chip SoC sẽ cải thiện được não bộ, giải quyết các chứng rối loạn, thoái hóa thần kinh. Ảnh: PC Gamer |
"Mục tiêu dài hạn là giúp đỡ những người bị ảnh hưởng bởi các bệnh về thần kinh, bằng kỹ thuật tiên tiến. Điều này sẽ giúp cơ thể bệnh nhân hồi phục, cảm giác và di chuyển trở lại", ARM giải thích trong một bài viết trên blog.
Con chip SoC sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giải mã, số hóa, đưa ra các thông tin của các tín hiệu phức tạp hình thành trong não nhằm kiểm soát các chức năng cơ của cơ thể. Đó là chìa khóa để giải quyết nhiều căn bệnh thoái hóa thần kinh.
Tất nhiên, việc phát triển một con chip ghép vào não không phải là một công việc dễ dàng. SoC sẽ rất nhỏ, hiệu suất cao và tất nhiên đủ mạnh để giải quyết các loại bệnh mà ARM và CSNE đang nhắm đến. ARM cho biết, bộ vi xử lý Cortex-M0 là con chip nhỏ nhất hiện nay, sẽ là một phần không thể thiếu của SoC.
Không phải lần đầu tiên con người có dự định cấy chip vào đầu. Ảnh: Business Insider |
Đây cũng không phải lần đầu tiên con người có dự án cấy chip vào đầu. Vào tháng 10 năm ngoái, Rryan Johnson, người sáng lập công ty Kernel ở Mỹ, đã lên kế hoạch cấy chip vào não bộ để tăng cường nhận thức, nâng cao trí nhớ và một số chức năng khác ở người khỏe mạnh với vốn đầu tư 100 triệu USD.
Do đó, các nhà phân tích dự đoán, trong tương lai, con người sẽ cải thiện bộ não giống như nâng cấp linh kiện trong máy tính.
Theo Gia Minh (Tri Thức Trực Tuyến)