Nói cách khác, có tới 92% người dùng "đồng ý" với giả định nhà mạng sẽ tăng cước 3G do GfK đưa ra. |
Và khi phải đối mặt với giả định về việc tăng giá cước 3G trong thời gian tới, 8% tuyên bố họ tuyệt đối không chấp nhận. Nếu tăng giá, 82% người dùng cho biết họ chỉ "chịu" được mức tăng 5% hoặc thấp hơn. Với mức tăng từ 5-10%, 59% người dùng sẽ chuyển qua gói cước rẻ hơn. Trong trường hợp mức tăng vượt trên 10%, có tới 47% người dùng khẳng định họ sẽ đổi qua nhà cung cấp khác.
Tuy vậy, những con số do GfK công bố đã gây khá nhiều thắc mắc từ báo giới tại cuộc họp báo chiều nay, 23/4. Việc chỉ có 8% người dùng phản đối tăng cước được cho là thấp một cách bất bình thường so với thực tế. Bản thân đại diện GfK cũng phải thừa nhận, cá nhân bà không đồng ý tăng cước 3G, nhưng "ý kiến chủ quan của chúng ta rất khác với khi khảo sát".
Được biết, câu hỏi mà GfK đặt ra cho những người được khảo sát là "Giả sử nhà cung cấp dịch vụ 3G mà anh chị đang dùng tăng giá cước 3G thì anh/chị chấp nhận được mức tăng bao nhiêu?", với những câu trả lời tương ứng là Dưới 5%, từ 5-10%, từ 10-20%, trên 30% và Không đồng ý tăng. 8% người dùng phản đối tăng giá cước mà GfK đưa ra chính là nhóm người chọn câu trả lời cuối cùng này.
Ngay lập tức, một số ý kiến cho rằng câu hỏi này đã mang tính " đóng khung lựa chọn", thậm chí là "gài bẫy" người dùng, khi mặc định rằng họ đồng ý với việc tăng cước, chỉ có điều chấp nhận mức tăng nhiều hay ít mà thôi. Việc GfK giải thích rằng "Thay vì đặt 2 câu hỏi riêng biệt là : Anh/chị có đồng ý tăng cước 3G hay không? Và mức tăng chấp nhận được là bao nhiêu? Thì gộp lại thành câu hỏi như đã đưa ra trong khảo sát cũng không dẫn tới câu trả lời khác nhau là mấy" cũng không tỏ ra thuyết phục.
"Với câu hỏi này mà suy luận 92% người dùng đồng ý tăng cước 3G thì hơi mạo hiểm", một chuyên gia bình luận.
Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho biết đây chỉ là một kênh thông tin mang tính tham khảo. Ảnh: M.Q |